Thứ 7, 23/11/2024, 04:02 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

'Kỳ nghỉ trong mơ': Giăng bẫy nhau còn nhiều

'Kỳ nghỉ trong mơ': Giăng bẫy nhau còn nhiều
(Tieudung.vn) - Được vẽ ra những viễn cảnh đẳng cấp 5 sao, dịch vụ chăm sóc tận tình nhưng phải... đặt cọc rồi mới được xem hợp đồng, rất nhiều người đã bị mất tiền cho dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ của các công ty cung cấp lập lờ, bất chính.

Mô tả ảnh
Không đọc kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký, nhiều người đã rơi vào bẫy “sở hữu kỳ nghỉ trong mơ” - Ảnh: N.B.

Điều đáng nói, dù các chiêu thức này đều đã được lật tẩy trên báo chí trước đó nhưng số nạn nhân mới vẫn lọt bẫy. Dưới đây là một ví dụ.

Giăng bẫy người

Cuối tháng 6-2017, anh T.V.H. (Q.6, TP.HCM) nhận được cú của nhân viên Công ty CP Dream Holidays (văn phòng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh) mời đến tham dự một sự kiện ở khách sạn sang trọng và sẽ được tặng quà là một kỳ nghỉ tại khách sạn 5 sao ở .

Sẵn có nhu cầu đi du lịch lại được hứa hẹn quà tặng hấp dẫn, anh H. dẫn vợ đến dự. Tại đây, vợ chồng anh H. được chào mua gói kỳ nghỉ với giá khoảng 8.000 USD để được nghỉ miễn phí tại một khách sạn hoặc resort 5 sao ở Mỹ mỗi năm 1 lần trong 10 năm.

"Quang cảnh hội trường rất chuyên nghiệp, nhân viên mặc áo vest chỉn chu, mặt mũi ai cũng sáng sủa, chăm sóc khách rất tận tình. Sau khi được xem các hình ảnh khách sạn 5 sao trên khắp thế giới, những chuyến đi nghỉ dưỡng của các gia đình, vợ chồng tôi được mời vào một chiếc bàn riêng để kỹ hơn" - anh H. cho biết.

Sau khi ngồi vào bàn, ba nhân viên tư vấn của công ty này bắt đầu "tấn công" vợ chồng anh dồn dập, không ngừng vẽ ra viễn cảnh gia đình được sử dụng dịch vụ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, trải nghiệm chất lượng 5 sao... 

Một nhân viên khẳng định đến ngày 15-12 công ty mới mở bán kỳ nghỉ nhưng nếu mua sớm sẽ được giảm 500 USD, kèm theo nhiều ưu đãi như chỉ đóng trước 30%, số tiền còn lại trả chậm trong 18 tháng...

Nếu không muốn ở Mỹ có thể chuyển đổi sang 110 quốc gia khác trên thế giới, 5 lần/năm với nhóm từ 2-6 người nhưng phải đóng thêm tiền chuyển đổi, từ 200-500 USD/lần. 

Ngoài ra, người mua còn phải trả phí duy trì 200 USD/năm để được hỗ trợ đặt phòng tiêu chuẩn 5 sao, mùa cao điểm vẫn đảm bảo có phòng.

"Chưa kịp định thần, chúng tôi được nhân viên thứ 2 tư vấn về phương thức trả tài chính một cách linh hoạt và người thứ 3 không ngừng thúc giục anh chị phải đóng tiền nhanh kẻo hết chỗ, đồng thời bơm vẽ về sản phẩm kỳ nghỉ trong mơ với các tính năng có thể tặng, cho thuê, chuyển nhượng, thậm chí cả cho thừa kế" - anh H. kể.

Tin bợm mất bò

Đến gần 9h tối, vợ chồng anh H. gần như mệt lả sau gần ba giờ bị ngồi nghe tư vấn, rồi bị thúc giục đặt cọc đi bởi cơ hội hiếm có! 

"Khi tôi vừa lấy thẻ Visa ra, cô nhân viên lấy ngay và cà tiền đặt cọc 30% của gói hợp đồng 170.775.000 đồng là hơn 51 triệu đồng. Mãi đến hôm sau công ty mới cho nhân viên mang hợp đồng giao đến tận nhà, lúc này tôi mới tá hỏa vì toàn bộ lời nhân viên tư vấn hoàn toàn khác với bản hợp đồng" - anh H. kể.

Theo đó, bản hợp đồng kèm phụ lục với nhiều điều khoản hoàn toàn bất lợi với người mua, không giống như lời nhân viên tư vấn. 

Phí trao đổi trong hợp đồng lên đến 999 USD/lần thay vì 0 - 500 USD như tư vấn, chất lượng 5 sao được thay bằng những cụm từ chung chung "loại nghỉ dưỡng", "cơ sở lưu trú". Chưa hết, toàn bộ trách nhiệm liên quan đến phí đều bất lợi cho người mua.

"Trong lần gia đình đăng ký đi nghỉ tại Nha Trang vào tháng 8-2017 vừa rồi, công ty này thu phí trao đổi lên đến 350 USD, trong khi tôi lên mạng tìm hiểu giá phòng chỉ 7 triệu đồng" - anh H. kể. 

Khi phát hiện những điều khoản trong hợp đồng không đúng như tư vấn, anh H. đã yêu cầu doanh nghiệp này hoàn tiền cọc và chấp nhận một phần phí nhưng anh chỉ nhận được sự lạnh lùng, thái độ đầy thách thức từ phía nhân viên của Dream Holidays.

Trước đó, nhiều nạn nhân của Dream Holidays cũng đã lên tiếng vạch trần dấu hiệu lừa đảo của doanh nghiệp này, nhưng không ít người vẫn tiếp tục trở thành nạn nhân mới. 

Ngay cả những người làm trong lĩnh vực ngân hàng với kiến thức tài chính "đầy mình" cũng bị rơi vào bẫy của doanh nghiệp này. 

"Nhiều năm làm trong lĩnh vực tài chính nhưng tôi vẫn bị lừa bởi những lời có cánh của các nhân viên tư vấn. Chỉ khi thoát khỏi không gian đó mới thấy mình thật ngớ ngẩn" - anh N., một nhân viên ngân hàng, thừa nhận.

Luôn luôn đọc kỹ hợp đồng trước khi ký

Theo các chuyên gia, Nhà nước không thể quản lý hết những công ty lừa đảo, làm ăn gian dối, người bán cũng vì áp lực bán hàng mà sẵn sàng nói vống lên, trong khi VN không có thói quen đọc hợp đồng, mà chủ yếu nghe theo lời tư vấn của nhân viên bán hàng, tiếp thị.

Để bảo vệ mình, trước khi đặt bút ký vào hợp đồng, người tiêu dùng phải xem kỹ các điều khoản, thậm chí chụp hình nhân viên tư vấn, ghi âm lại những lời tư vấn.

Khi chọn mua một sản phẩm dịch vụ mới cũng phải nghiên cứu tính pháp lý của tổ chức đó, bởi ngay cả những sản phẩm dịch vụ được thừa nhận ở nước ngoài vẫn có rủi ro do sản phẩm không phù hợp với , pháp luật VN.

* Ông TRẦN HÙNG (Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư VN - VFM): Cẩn trọng với những lời tư vấn "có cánh"

Tại VN đang hình thành một tầng lớp trung lưu, nhóm người có xu hướng tối đa hóa số tiền nhàn rỗi, cũng như hưởng thụ cuộc sống. Và khi tiếp cận các sản phẩm dịch vụ kỳ nghỉ dưỡng trong mơ, nhiều người nghĩ rằng đây là kênh đầu tư hấp dẫn cho tương lai, kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đánh vào tâm lý này, các doanh nghiệp làm ăn bất chính đã huấn luyện nhân viên vẽ vời những viễn cảnh tốt đẹp, cho khách hàng cảm giác được chăm chút từng chi tiết, dùng hình ảnh nhân vật có ảnh hưởng trên mạng hay hình mắt để tăng tính tin cậy.

Một êkip bán hàng lão luyện, giỏi nắm bắt tâm lý khiến người tiêu dùng không cảm nhận được những rủi ro nếu mua sản phẩm, rất dễ bị mắc lừa. Do thiếu các kỹ năng về tài chính cá nhân và thông tin sản phẩm, nhiều khách hàng đã bị mất tiền lại không được hưởng dịch vụ "trong mơ".

* Ông TRẦN ANH TUẤN (giám đốc Công ty The Pathfinder): Đừng để bị đẩy vào tình cảnh "tự nguyện móc tiền"

Những công ty có mục đích lừa đảo ngay từ đầu thường nghiên cứu rất kỹ kỹ thuật bán hàng, đẩy khách hàng vào tình cảnh "tự nguyện móc tiền".

Các nhân viên bán hàng đã đánh vào tâm lý bán đúng cái khát khao, ước muốn của khách hàng, giới thiệu những sản phẩm mà khách hàng đang có nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu đi du lịch cùng gia đình với chi phí thấp và đẳng cấp cao của một số người khá giả.

Theo quy định, ngay cả khi ký hợp đồng, nếu doanh nghiệp không cung cấp đúng chất lượng hàng hóa hay dịch vụ như cam kết, người tiêu dùng có quyền yêu cầu hủy hợp đồng.

Tuy nhiên, người tiêu dùng VN chưa nhận thức hết được những quyền lợi của mình nên rơi vào tình trạng mua hàng bị áp đặt, không dám đòi hỏi quyền lợi chính đáng khi không hài lòng về dịch vụ.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.30823 sec| 839.703 kb