Thứ 2, 25/11/2024, 07:57 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

4 "không" khi sử dụng tủ lạnh

4 "không" khi sử dụng tủ lạnh
(Tieudung.vn) - Không ăn thức ăn đã được lưu trữ quá lâu trong tủ lạnh, không để thực phẩm bừa bộn... là sai lầm chị em không được mắc phải khi sử dụng tủ lạnh.

Không ăn thức ăn đã được lưu trữ quá lâu trong tủ lạnh

4 "không" khi sử dụng tủ lạnh

Không lưu trữ thức ăn quá lâu trong tủ lạnh. Nguồn ảnh: Internet 

Chúng ta đều biết rằng hầu hết các vi khuẩn khó sinh sôi ở nhiệt độ thấp (lạnh), nhưng cũng có một số loại vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại và phát triển trong môi trường khắc nghiệt này, thậm chí người ta còn gọi nó với cái tên "sát thủ tủ lạnh" - vi khuẩn Listeria. Nó có ở khắp mọi nơi. Thịt, trứng, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa, rau... đều có thể trở thành nguồn lây nhiễm Listeria.

Người lớn khỏe mạnh sẽ gặp các triệu chứng cúm sau khi nhiễm vi khuẩn này, trong khi đó, trẻ sơ sinh, phụ nữ và bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể gặp các triệu chứng gây tử vong như khó thở, nôn mửa, sốt và thậm chí viêm màng não và nhiễm trùng huyết sau khi nhiễm khuẩn.

Do đó, điều cực kỳ quan trọng là trong tủ lạnh nên được ăn kịp thời (sử dụng càng sớm càng tốt), tránh để lâu trong tủ lạnh, tạo điều kiện cho Listeria phát triển.

Không bảo quản thực phẩm bừa bộn

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, nhiều người sắp xếp thực phẩm bên trong rất bừa bộn, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nhất là khi thực phẩm tươi có thể mang vi khuẩn từ bên ngoài vào trong tủ lạnh. Nếu bạn đặt thực phẩm tươi và thực phẩm đã nấu chín cùng nhau hoặc đặt thực phẩm tươi nằm đè lên trên thực phẩm nấu chín, vi khuẩn sẽ lây nhiễm vào thực phẩm đã nấu chín thông qua sự khuếch tán và lắng đọng.

Bằng cách này, toàn bộ tủ lạnh của bạn sẽ trở thành một ổ vi khuẩn và nguy cơ mắc bệnh thông qua con đường ăn uống sẽ tăng lên rất nhiều.

Trên thực tế, việc xếp thực phẩm trên các ngăn của tủ lạnh không nên được thực hiện ngẫu nhiên. Nhiệt độ của mỗi ngăn có sự khác nhau, do đó, bạn nên sắp xếp một cách khoa học. Ví dụ, kệ cửa của tủ lạnh thích hợp để lưu trữ các thực phẩm có tính kháng khuẩn như gừng, tỏi, thìa là... Đối với thực phẩm đã nấu chín, trứng, rau và các thực phẩm có thời gian bảo quản hoặc thời gian ăn ngắn nên được để ở ngăn dưới.

Không nên để tủ lạnh rỗng

Tủ lạnh là nơi đựng thực phẩm của cả gia đình. Chính vì lý do này, tủ lạnh nếu đựng nhiều đồ ăn thức uống sẽ đồng nghĩa với việc gia đình có nhiều hay ít áp lực về cơm áo gạo tiền, có sống sung túc, thoải mái hay không. Nếu tủ lạnh nhà bạn luôn trong tình trạng trống không mặc nhiên sẽ gây ra những tác động xấu đến kinh tế trong nhà. Chính vì thế, bạn nên lấp đầy tủ khi nào có thể nhé! 

Ngoài ra, một chiếc tủ lạnh sạch sẽ, thường xuyên được lau dọn cần thận cũng là một trong những bí quyết để tránh hao tài.

Không để các thiết bị điện tử điện tử khác trên tủ lạnh

Một thói quen xấu mà rất nhiều gia đình đó chính là thói quen đặt các món đồ như lò vi sóng, máy say, lò nướng… trên đỉnh tủ lạnh để đỡ tốn diện tích căn bếp. Điều này có thể tiện dụng nhưng nếu xét về phong thủy, đây là điều cần tránh. Lý do là bởi từ trường được phát ra từ các vật dụng này làm cho khi lưu thông trong nhà bị xáo trộn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.09927 sec| 806.664 kb