Rượu ngâm động vật như rượu tắc kè, rượu bìm bịp, rượu rắn… được cho rằng rất có lợi cho sức khoẻ nói chung, trong đó có công dụng cải thiện đáng kể “chuyện ấy” cho quý ông. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, chính những loài động vật đem ngâm rượu có tác dụng như “con dao hai lưỡi”, hậu quả không thể lường trước.
Cái "chết trắng" từ rượu rắn
Đối với rượu rắn, nhiều người cho rằng, rắn càng độc thì càng quý như rắn hổ mang, rắn cạp nong, cạp nia… bởi rắn có tác dụng vào can và thận, vì thế, ăn rắn và uống rượu rắn sẽ trị phong thấp, đau xương và rút gân. Mật rắn quý vì toàn bộ tinh chất của rắn cô đọng trong túi mật.
Tuy nhiên, chính những nọc của loài rắn độc là nguyên nhân gây tử vong nếu trong cơ thể có vết trầy xước như bệnh dạ dày, thành ruột bị trầy xước…
Người uống sẽ có cảm giác tê tê choáng váng khi uống, đó là lúc các Notron thần kinh của não đang bị nọc rắn giết chết dần (có 2 loài nọc rắn đó là độc tế bào ở các loài rắn lục, độc thần kinh ở rắn biển, rắn hổ). Ngoài ra, tiết rắn, tim rắn pha rượu cũng đầy rẫy các loài virus gây bệnh.
Rượu ngâm động vật như bìm bịp, tắc kè, rắn…như "con dao hai lưỡi". Ảnh minh họa. |
Theo các nghiên cứu mới nhất của một số chuyên gia người Đức, nọc rắn tác động vào hệ thần kinh trung ương (não) còn khủng khiếp hơn cả ma túy.
Nguy cơ mang nhiều virus mầm bệnh
Đối với rượu tắc kè, tắc kè vị mặn, tính bình, hơi độc, công dụng hư lao, ho lao, ho ra máu, hen suyễn, tiêu khát (đái tháo đường), suy nhược thần kinh, liệt dương, di mộng tinh, suy giảm khả năng tình dục...
Tuy nhiên, tắc kè là các loài bò sát máu lạnh, sống nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời để điều tiết thân nhiệt và thường sống ở những nơi ẩm thấp, hang hốc, những nơi tối tăm... Đây là loài kiếm ăn đêm, ăn thịt sống, thường những loài thức ăn là những con bị bệnh, yếu sức khỏe khiến chúng không thể tự vệ và bị tấn công nên trong cơ thể của tắc kè chứa nhiều loài vi rút mang mầm bệnh.
Rượu bìm bịp được coi là rượu quý trị nhức mỏi và cứng gân cốt nhưng rất khó để làm sạch những con sán trong cơ thể bìm bịp và vi khuẩn ẩn náu trong kẽ lông, đây chính là nguyên nhân gây bệnh khiến người uống không ngờ tới.
Rượu nhung có tác dụng bổ phần dương khí, tư âm bổ thận, chữa bệnh âm hư lao tổn và những chứng thuộc phần huyết hoặc gân xương lưng gối đau nhức.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo những người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim… không nên dùng nhung.
Lông nhung sẽ dẫn đến bệnh viêm ruột thừa, viêm đường tiêu hóa….Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu sẽ rất khó chữa.
Các chuyên gia cũng lưu ý, nếu thực sự muốn dùng rượu ngâm động vật an toàn, nên luộc chín động vật rồi bỏ vào bình ngâm và uống sẽ tốt hơn.
Dùng rượu ngâm động vật để đạt được tác dụng như mong muốn trong “chuyện ấy” chỉ là tác dụng nhất thời. Thực chất, ham muốn quan hệ tình dục không xuất phát từ các chất có trong rắn, bìm bịp hay tắc kè. Ham muốn tình dục chịu sự chi phối từ nhãn quan, thần kinh của con người.
Nguồn: VietQ.vn