Thứ 7, 01/04/2023, 04:22 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cháy nắng sau khi đi biển, cần làm gì để cải thiện da?

Cháy nắng sau khi đi biển, cần làm gì để cải thiện da?
(Tieudung.vn) - Chỉ bằng một số phương pháp đơn giản, các chị em có thể cải thiện ngay làn da cháy nắng của mình.

Da bị cháy nắng là gì?

Mùa hè đến là lúc ánh nắng mặt trời trở thành "kẻ thù số 1" của làn da. Chỉ khoảng vài giờ hoạt động dưới nắng chói chang đã đủ khiến làn da cháy nắng và trở nên đen sạm.

Khi phải tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu, từ 2 tiếng đồng hồ trở lên thì da bắt đầu có hiện tượng đỏ, nóng rát khó chịu, trong trường hợp da bạn quá mẫn cảm thì còn thêm hiện tượng sưng rộp. Sau khoảng 2-3 ngày thì cảm giác khó chịu và đau đớn mất đi, thay vào đó là vùng da bị nóng rát sẽ sạm hẳn đi so với những khu vực da khác trên cơ thể và bắt đầu bong tróc. Đó chính là hiện tượng da bị cháy nắng.

Mô tả ảnh
Rất nhiều người bị cháy nắng vào mùa hè. (Ảnh minh họa)

Khoảng thời gian từ 10-15h là lúc tia cực tím có trong ánh mặt trời cao nhất. Nếu bạn ở ngoài trời quá lâu, nhất là trong khoảng thời gian nói trên thì da sẽ không được bảo vệ và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tia cực tím do không sản xuất đủ lượng melanin cần thiết. Lúc này, da sẽ bị tổn thương, nó chuyển sang màu đỏ, và nóng rát khó chịu.

Việc đi biển vào mùa hè thường khiến da của bạn nữ dễ bị cháy nắng. Nguyên nhân là do nhiệt độ lúc này khá cao, tia cực tím hoạt động mạnh nhất. Bên cạnh đó, sở thích mặc bikini hoặc quần áo mỏng manh khi đi biển cũng góp phần làm da dễ bị cháy nắng.

Cách chữa cháy nắng cấp tốc cho làn da

Dùng nước vo gạo

Nước vo gạo có dưỡng trắng da, phục hồi làn da cháy nắng hiệu quả. Bạn có thể dùng nước vo gạo rồi gạn lấy phần trắng đục pha thêm chút nước ấm rồi thoa đều lên những chỗ da bị rát nắng, da sẽ mềm trở lại.

Tắm với dầu ô liu

Bạn nên sử dụng dầu ô liu loại Extra Virgin hoặc Virgin (chưa qua tinh chế, vẫn giữ được các dưỡng chất).

: pha khoảng 3 thìa cà phê dầu ô liu với sữa tắm để tắm như bình thường. Làn da bạn sẽ sáng lên rất nhanh và mịn màng. Đồng thời, biện pháp này còn giảm độ khô và bong tróc của da nhanh chóng.

Mô tả ảnh
Tắm với dầu ô liu giúp chữa cháy nắng hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Đắp lòng trắng trứng lên chỗ da sạm

Các enzyme có trong lòng trắng trứng có tác dụng khắc phục những tổn thương do ánh nắng gây nên cho da, đồng thời còn làm dịu đi những cơn đau rát do cháy nắng.

Với phương pháp này, bạn cần tách lòng trắng trứng khỏi lòng đỏ, dùng bông thấm và thoa trực tiếp lên da, để nguyên cho tới khi lòng trắng trứng khô và rửa lại bằng nước sạch.

Dùng dấm trị da cháy nắng

Bạn đổ dấm vào một chai dạng xịt và phun trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng. Hoặc bạn có thể thấm dung dịch dấm vào gạt y tế hay khăn và đắp nhẹ lên vùng da bị cháy nắng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ dùng dấm trắng hoặc dấm táo để trị làn da bị cháy nắng đạt hiệu quả như mong muốn.

Trà xanh

Bạn pha một ấm và sau đó để cho nhiệt độ ấm trà nguội dần. Bạn tiến hành ngâm một miếng vải sạch trong ấm trà xanh để tạo thành một miếng gạc và đắp nhẹ lên vùng da bị cháy nắng ít nhất 10-15 phút.

Mô tả ảnh
Đắp trà xanh cũng là một trong những cách chữa cháy nắng hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Dưa chuột

Dưa chuột có tác dụng hoàn hảo để khôi phục làn da bị bỏng nắng. Bạn chỉ cần cắt lát dưa chuột rồi đắp trực tiếp lên những vùng vừa phơi nắng bị bỏng khoảng 10 phút.

Dùng vỏ dưa hấu

Trong vỏ dưa hấu có chứa hàm lượng nước cực cao, giúp cấp ẩm nhanh chóng để xoa dịu những vùng da cháy nắng. Bạn chỉ cần dùng vỏ dưa hấu ép lấy nước, tiếp đó thêm vào 1 đến 2 thìa cà phê mật ong và trộn đều. Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị cháy nắng hàng ngày trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Các vitamin cần thiết trong mật ong, kết hợp với nguồn nước tự nhiên từ dưa hấu sẽ làm dịu da, mờ vết cháy nắng nhanh chóng.

Nếu sau khi đi biển, những vùng da hở bị nóng và mức đỏ cứ tăng dần, bạn có cảm giác rát khi chạm vào, đó là bạn đã bị bỏng nắng. Hãy tắm bằng nước lạnh nhưng đừng cạo hay cố gắng lột bỏ vùng da bị trầy. Dùng khăn ẩm hay khăn mềm thấm khô da sau khi tắm.

Một liệu pháp rất tốt cho làn da trong trường hợp bị bỏng nắng sâu là lấy nước của 2 quả chanh trộn 5 thìa cà phê mật ong. Thấm đều hỗn hợp này vào các khu vực đang bị tổn thương và để chừng 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm, bạn sẽ cảm nhận được sự mịn màng và tươi mát tức thì trên bề mặt da.

 Đắp trà xanh cũng là một trong những cách chữa cháy nắng hiệu quả. Ảnh minh họa

 

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật tiêu dùng

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Không nên trì hoãn
(Tieudung.vn) Sau 2 thập niên, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam tăng gấp 10...
 
TP Hồ Chí Minh: Tạm giữ 26,5 tấn đường tinh luyện nhập lậu từ Thái Lan
(Tieudung.vn) Ngày 25/3, lực lượng Quản lý Thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh phối hợp Phòng Cảnh sát...
 
Bộ Công Thương sẽ quy định ngưỡng EO trong mì ăn liền
(Tieudung.vn) Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) vừa tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất...

Chống hàng giả

Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
(Tieudung.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 phê duyệt...
 
Xử lý nghiêm hành vi kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng
(Tieudung.vn) Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa ban hành văn bản yêu cầu tăng cường...
 
TP Hồ Chí Minh: Phát hiện và thu giữ gần 1.200 chai LPG giả mạo nhãn hiệu
(Tieudung.vn) Lực lượng Quản lý Thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện...

Cảnh báo

Bệnh viện thẩm mỹ Quốc tế Việt Sing – bài 1: Bác sĩ Y học cổ truyền mổ nâng ngực, hút mỡ bụng?
(Tieudung.vn) Y học cổ truyền là ngành nghề hướng đến việc sử dụng dược liệu cùng những liệu pháp...
 
TP Hồ Chí Minh: Phòng khám Nam Việt và Hoàn Cầu có dấu hiệu “vẽ bệnh, moi tiền” người bệnh
(Tieudung.vn) Liên tục trong 2 ngày 25/3 và 26/3, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiếp...
 
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare quảng cáo như thuốc chữa bệnh
(Tieudung.vn) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Đức

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.89521 sec| 863.75 kb