Thứ 6, 22/11/2024, 13:42 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tiêu dùng trong tuần (từ 15-21/11/2021): Giá thực phẩm “leo thang”, trái cây rớt giá thê thảm

Tiêu dùng trong tuần (từ 15-21/11/2021): Giá thực phẩm “leo thang”, trái cây rớt giá thê thảm
(Tieudung.vn) - Giá cả thị trường trong tuần này: Giá thực phẩm, hoa tươi đồng loạt tăng mạnh; trong khi vàng và trái cây rớt giá.

Giá vàng giảm mạnh

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao dịch quanh mức 1.846 USD/ounce, giảm 15 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Giá vàng giảm là do Bộ Lao động Mỹ mới công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua giảm xuống 268.000 người, tuy cao hơn con số dự đoán là 260.000 nhưng thấp hơn mức đơn của tuần tuần trước là 269.000 đơn. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm liên tục.

Theo chuyên gia nhận định, nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi nên nhu cầu lao động tăng cao. Nguồn cung lao động đang thiếu hụt do đó số người thất nghiệp giảm mạnh. Cùng với thông tin lao động tích cực, mới đây, hãng Reuters đã khảo sát các chuyên gia kinh tế về khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Cuộc khảo sát thu được đa phần ý kiến của chuyên gia cho rằng, Fed sẽ sớm tăng lãi suất vào quý 3/2022, hoặc quý 4/2022, sớm hơn rất nhiều so với dự báo trước đó là năm 2023. Nguyên nhân các chuyên gia nhận định là do lạm phát tăng cao, buộc Fed phải cắt giảm chương trình mua trái phiếu vào tháng 11.

Số liệu việc làm tích cực, cùng với nền kinh tế đã phục hồi trở lại trong quý 3 vừa qua đã khiến giới đầu tư tiếp tục bán vàng để chốt lời.

Tuần qua, giá vàng thế giới vẫn được hỗ trợ tích cực từ thông tin lạm phát. Tuần trước Mỹ công bố chỉ số giá tăng cao, trong đó chỉ số lạm phát lõi tăng cao nhất gần 30 năm trở lại đây đã đẩy giá vàng tăng mạnh lên trên ngưỡng 1.860 USD/ounce.

Đầu tuần nay, Mỹ công bố doanh số bán lẻ tháng 10 tăng mạnh 1,7% so với tháng trước và cao hơn so với mức dự báo trước đó. Doanh số bán lẻ tăng tập trung vào việc mua sắm hàng hoá của người dân và do giá xăng dầu tăng. 

Trong tuần, giá vàng thế giới sau 1 phiên tăng, lại có 1 phiên giảm xen kẽ nhau. Mức điều chỉnh khoảng trên dưới 10 USD/ounce. 2 phiên cuối tuần giá vàng giảm liên tiếp. Ngoài số liệu việc làm tốt lên, thì thông tin giới đầu tư quan tâm là Chính phủ của Tổng thống Joe Biden đã thảo luận đưa ra một số giải pháp hạ “nhiệt” lạm phát, như đề nghị các nước đồng minh mở kho dầu dự trữ, điều tra các doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, đẩy giá dầu tăng cao làm ảnh hưởng đến sự hồi kinh tế. Tính chung, trong tuần giá vàng thế giới đã giảm 20 USD/ounce so với giá mở cửa tuần.

Tuần qua, vàng trong nước chủ yếu đi theo xu hướng thế giới. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia, thị trường trong nước đã tăng quá cao so với thế giới. Những phiên đầu và giữa tuần khi giá vàng thế giới điều chỉnh tăng - giảm đan xen nhau nhưng đều ở quanh vùng 1.860 USD/ounce, trong khi đó vàng SJC lại tăng vọt lên trên ngưỡng 62 triệu đồng/lượng. Đến cuối tuần, khi giá vàng thế giới vẫn còn ở trên ngưỡng 1.860 USD/ounce thì giá vàng SJC đã đánh mất gần 1 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia cho rằng, các  sơ sở kinh doanh vàng trong nước đang tạo ra cú “sốc” trên thị trường. Những ai nếu mua vàng SJC vào đầu phiên sáng qua thì chưa cần kết thúc phiên chiều đã mất gần 1 triệu đồng. Chuyên gia khuyến cáo, giá vàng SJC đang không ổn định, có thể còn giảm sâu sau khi các quốc gia công bố báo cáo kinh tế quý 4/2021, khi tín hiệu thị trường việc làm và phục hồi kinh tế vẫn đang tích cực.

Kết thúc tuần, giá vàng SJC vẫn có 1 tuần tăng giá. Cụ thể trên thị trường tự do giá vàng SJC đã giảm 750.000 đồng/lượng so với giá mở cửa tuần. Vàng SJC niêm yết tại Doji đã tăng 200.000 đồng/lượng so với giá mở cửa tuần. Vàng SJC niêm yết tại Phú Quý đã giảm 100.000 đồng/lượng so với giá mở cửa tuần.

Tiêu dùng trong tuần (từ 15-21/11/2021): Giá thực phẩm “leo thang”, trái cây rớt giá thê thảm

Giá , hoa tươi đồng loạt tăng mạnh; trong khi vàng và trái cây rớt giá.

TP Hồ Chí Minh: Giá thực phẩm leo thang

Mặc dù TP Hồ Chí Minh đã bước vào giai đoạn bình thường mới, hàng hoá không còn khan hiếm như thời điểm thực hiện giãn cách, thế nhưng giá cả một số mặt hàng hiện nay đang có dấu hiệu tăng cao, nhiều mặt hàng theo xu hướng tăng từ 10-30%.

Đi mua tại các cửa hàng trên đường Vũ Tùng, gần chợ Bà Chiểu, bà Nguyễn Như Thuỷ (đường 11, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) phàn nàn: "Bông cải xanh giá 60.000 đồng/kg, nấm rơm giá 120.000 đồng/kg, cà chua giá 35.000 đồng/kg... Tôi vào mua rau thôi đã hết gần 200.000 đồng", bà Thuỷ .

Tương tự, ông Hữu Trinh (Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) cũng nâng lên đặt xuống mớ rau khi thấy giá quá cao. 

"Giờ đi chợ cầm trăm nghìn mà vẫn chưa biết mua gì. Đậu phụ giá 4.000 đồng/miếng, tôm nhỏ giá đã 200.000 đồng/kg. Rau củ cũng đều tăng giá. Giá cả lên cao quá khiến người lao động muốn lo cho gia đình cũng khó khăn vô cùng", ông Trinh cho hay.

Theo lý giải của một tiểu thương, giá một số thịt cá, rau củ, quả tăng nhẹ do giá vàng, giá xăng dầu đều đang tăng cao. Trong khi đó, chợ truyền thống của thành phố hoạt động lại chưa nhiều, số tiểu thương buôn bán còn ít do cấm chợ tự phát, chi phí vận chuyển còn cao... 

Tại một số hệ thống siêu thị, bách hoá về thực phẩm, giá rau củ ngày 19.11 cũng ở mức cao. Theo khảo sát giá niêm yết của hệ thống Bách Hoá Xanh, cà chua giá 40.000-50.000 đồng/kg, bông cải giá 70.000 đồng/kg, cải thảo 35.000 đồng/kg, cà rốt Đà Lạt 35.000 đồng/kg... 

Về vấn đề hiện nay có nhiều mặt hàng tiêu dùng thực phẩm đang có dấu hiệu tăng giá, ảnh hưởng đến người dân, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó Giám đốc Sở Công thương nêu lí do: "Tình hình giá có biến động trên thế giới thì kéo theo tăng giá các mặt hàng là một tất yếu. Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác như chi phí vận chuyển, phòng chống dịch nên có tăng".

Trái cây rớt giá thê thảm

Tại TP Cần Thơ và nhiều lỉnh lân cận ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Hậu Giang, Vĩnh Long… giá đặc sản cam xoàn bán lẻ tại chợ và điểm kinh doanh trái cây chỉ còn ở mức 20.000 - 25.000 đồng/kg, trong khi trước đây có giá 30.000 - 35.000 đồng. Còn giá cam xoàn được nông dân bán tại vườn cho thương lái chỉ còn ở mức 15.000 - 18.000 đồng/kg.

Tương tự, giá quýt đường nông dân bán xô tại vườn cho thương lái cũng ở mức khá thấp, chỉ từ 6.000 - 10.000 đồng/kg; còn giá quýt đường bán lẻ tại nhiều nơi ở mức 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Các nhà vườn cho biết, giá cam và quýt giảm mạnh do nguồn cung tăng mạnh vì hiện nay bước vào mùa thu hoạch rộ, hơn nữa, thời gian qua nông dân mở rộng diện tích trồng. Ở các tỉnh phía Bắc, nhiều loại đặc sản như cam Vinh, cam Cao Phong, cam Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Hà Giang... cũng bắt đầu bước vào mùa thu hoạch.

Ngoài ra, giá giảm còn do sức mua cam, quýt tại nhiều địa phương bị giảm vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong khi đó, cam và quýt tại vùng ĐBSCL chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa, chưa đẩy mạnh xuất khẩu.

Không chỉ có giá cam, quýt bị giảm thấp mà nhiều loại trái cây có múi khác như bưởi, chanh và tắc tại vùng ĐBSCL cũng đang bị rớt giá thê thảm.

Đơn cử như giá cam sành nông dân bán xô tại vườn cho thương lái chỉ ở mức 5.000 - 8.000 đồng/kg, còn giá bán lẻ trên thị trường ở mức 10.000 - 16.000 đồng/kg; giá bưởi 5 roi tại nhiều địa phương được nông dân bán xô tại vườn cho thương lái chỉ ở mức 10.000 - 12.000 đồng/kg; giá 15.000 - 17.000 đồng/kg,...

Tại Hậu Giang, theo nhiều hộ dân trồng quýt đường ở huyện Long Mỹ cũng cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên quýt hiện có giá không cao so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt do tình hình tiêu thụ tại các chợ chậm nên ít thương lái vào vườn thu mua, từ đó nhiều hộ chọn cách bẻ bán lẻ với giá 25.000 đồng/kg, còn bán cho thương lái đối với quýt tốt thì 20.000 đồng/kg nhưng số lượng bán được cũng ít. Giá bán này đã giảm 5.000 - 7.000 đồng/kg so với trước khi thời điểm bùng phát dịch bệnh.

Theo các chủ vườn thì năm nay sản lượng quýt đạt khá hơn vụ quýt năm rồi, do thời tiết thuận lợi và sẽ bắt đầu tuyển bán nhiều đợt trái từ nay đến Tết Nguyên đán. Đối với quýt tơ, trung bình sản lượng cũng đạt hơn 3 tấn trái/công. Tuy nhiên, do sản lượng trái chín không thu hoạch kịp dẫn đến bị rụng nhiều, làm nhà vườn giảm nguồn lợi nhuận.

Giá hoa tươi tăng 20% - 30% 

Theo ghi nhận, trên các phố bán hoa tươi như Trần Xuân Soạn, Bà Triệu, Ngô Thì Nhậm, Hàng Bè, Kim Liên, Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh, Yên Lãng, Phan Đình Phùng… vô cùng trầm lắng. Trên thị trường các bó hoa cũng có nhiều mức giá khác nhau, thấp nhất từ 300.000 - 500.000 đồng/bó, trung bình là 700.000 - 900.000 đồng/bó, cao cấp hơn từ 1.000.000 - 1.500.000 đồng/bó... Giá cũng tăng 20% - 30% so với ngày bình thường.

Bên cạnh đó, hoa hồng Đà Lạt trước giãn cách giá nhập chỉ 90.000 đồng/bó. Đến thời điểm 20/10 giá nhập đã tăng lên 130.000 - 150.000 đồng/bó. Còn đến thời điểm hiện tại, loại hoa này có giá từ 230.000 - 250.000 đồng/bó. Giá hoa hồng Côn Minh (Trung Quốc) ở mức 240.000 đồng/bó.

Tương tự hồng Đà Lạt tăng lên đến 240.000 đồng/bó, hoa phăng đơn giá 120.000 đồng/bó, mao lương 100.000 đồng/bó, cúc hoàng gia 180.000 đồng/bó, thanh liễu 150.000 đến 170.000 đồng/bó, baby 150.000 đồng/bó. Hoa ly vàng 3 - 4 tai hiện có giá 20.000 - 25.000 đồng/cành, tăng 5.000 đồng/cành so với ngày thường, ly hồng từ 5 - 7 tai có giá 40.000 đồng/cành, tăng 40%. Bên cạnh đó, một số loại hoa đang vào mùa có giá phải chăng như cúc tana 50.000 đồng/bó, cúc họa mi cánh tròn 60.000 đồng/bó, hồng chùm 140.000 đồng/bó…

Anh Đặng Văn Bính, chủ một cửa hàng hoa tươi trên phố Võ Thị Sáu, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên khách đến đặt mua hoa tươi để đi tặng thầy cô giáo nhân dịp 20/11 rất ít. Thường vào dịp này mọi năm, anh phải có 5 đến 6 nhân viên để cắm hoa, nhưng năm nay đến thời điểm này cũng chỉ có vài ba đơn của khách quen đặt hàng. Do hoa tươi tiêu thụ chậm nên cửa hàng cũng không nhập các loại hoa ngoại về bán dịp 20/11, mà dồn vào cho vụ hoa Tết Tây và Tết nguyên đán sắp tới.

Đồng quan điểm, chị Phạm Thị Dung, chủ cửa hàng hoa tươi trên phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, năm nay do dịch bệnh các nơi không tổ chức hội nghị hay mít tinh kỷ niệm. Vì thế, mặt hàng hoa tươi không hút khách.

Những năm trước vào dịp này, khách hàng của chị thường chọn hoa nhập, nhưng năm nay khách hàng không có nhu cầu mua các bó hoa khủng với giá cao như mọi năm. Do kinh tế khó khăn nên mặt hàng hoa tươi nhập khẩu giá "khủng" không còn là lựa chọn nữa.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, ở phố Phương Mai, quận Đống Đa cho biết, vào những dịp này thường giá hoa tươi rất đắt nhưng chị vẫn chọn mua hoa để tặng thầy cô giáo nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cầu chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khỏe và có nhiều cống hiến trong công cuộc trồng người. Chị cho biết thêm, Hà Nội hiện tại vẫn ghi nhận mỗi ngày hàng trăm ca nhiễm Covid-19, thầy cô và người dân cũng ngại mang hoa tặng nhau vì lý do an toàn. Có lẽ chính vì thế mà thị trường hoa tươi 20/11 năm nay trầm lắng.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD tăng mạnh, ở mức 107,05
(Tieudung.vn) - Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng, ở mức 107,05.
 
Giá vàng ngày 22/11/2024: Vàng tăng đến 1 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 22/11/2024, trên thế giới giá vàng phục hồi ấn tượng nhờ căng thẳng địa chính...
 
HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Ổn định trên cả nước
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 22/11/2024, ổn định trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
 
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng bật tăng mạnh
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 22/11/2024, cà phê tăng mạnh trở lại, mức tăng từ 1.700 1.800 đồng/kg....
 
Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.71143 sec| 899.094 kb