Theo ông Chi, vốn Nhà nước tại Công ty CP Sữa VN (Vinamilk) là khoảng 90.000 tỉ đồng. SCIC sẽ bán đợt một trong năm nay là 9% tổng số vốn này. Ngay trong tháng 9, SCIC sẽ thuê tư vấn để tháng 11 đưa ra giá khởi điểm bán vốn đợt đầu Vinamilk.
Ông Nguyễn Đức Chi |
Cách thức thoái vốn cũng làm sao cho hiệu quả nhất, sẽ bàn thêm với tư vấn xem xét có thể bán theo lô, chào giá cạnh tranh và giao dịch thảo thuận ngoài sàn để có mức giá cao nhất.
Giải thích về việc bán thỏa thuận ngoài sàn đối với phần vốn Vinamilk lần này, ông Chi cho rằng vì Vinamilk là doanh nghiệp (DN) niêm yết, đã được thị trường, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá giao dịch hằng ngày.
Mặt khác, phương pháp này đảm bảo quy định Luật chứng khoán. Và mức bán vốn 9% Vinamilk trong đợt đầu là khối lượng đủ lớn hấp dẫn được các nhà đầu tư và thông qua lô cổ phiếu, SCIC cũng kỳ vọng nhà đầu tư quan tâm.
Cũng theo ông Chi, việc bán 9% vốn Vinamilk lần này có thể được chia 1 lô hoặc 2 lô. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo mức giá cao nhất.
Trả lời báo chí về việc có lo ngại bán rồi mất thương hiệu? Ông Chi trả lời Vinamilk là thương hiệu lớn và có giá trị tài sản thực của DN này ở mức chưa đến 1 tỉ USD, nhưng giá thị trường của Vinamilk lên đến khoảng 9 tỉ USD. Không lẽ các nhà đầu tư mua rồi sau đó họ lại bỏ đi sao?
Giá thị trường của Vinamilk lên đến khoảng 9 tỉ USD |
“Có thể sau này Chính phủ sẽ có những chính sách để VN giữ gìn được những thương hiệu sau khi Nhà nước thoái vốn khỏi những DN lớn. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang vận hành theo cơ chế thị trường thì cũng phải chấp nhận các quy luật của thị trường. Bản chất Nhà nước sau khi thoái vốn xong rồi thì nhà đầu tư mua xong có thể sẽ thoái chứ không nắm giữ mãi. Với quy luật thị trường, chúng ta cần bán vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài chứ không chỉ bán cho nhà đầu tư trong nước nhằm phát triển được thương hiệu Việt”, ông Chi nhận định.
Năm 2017, tiếp tục thoái vốn 9 DN khủng Theo lãnh đạo SCIC, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc thoái vốn nhà nước tại các DN thuộc các ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ, SCIC sẽ thoái vốn tại 10 DN gồm Vinamilk, Tổng công ty CP Bảo Minh, Tổng công ty CP Tái bảo hiểm quốc gia VN, Công ty CP Cơ khí và khoáng sản Hà Giang, Công ty CP nhựa Thiếu niên tiền phong, Công ty CP Hạ tầng và bất động sản VN, Công ty CP nhựa Bình Minh, Công ty CP xuất nhập khẩu Sa Giang, Công ty CP FPT và Công ty CP viễn thông FPT… Tổng trị giá vốn hóa của 10 DN này đạt khoảng 100.000 tỉ đồng, trong đó riêng phần vốn tại Vinamilk chiếm 90%, ước 90.000 tỉ đồng. Với việc thoái vốn đối với 9 DN còn lại, SCIC đang thực hiện lộ trình và báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện, có thể thoái ngay một số DN vào nửa năm đầu 2017. |
Tỷ phú giàu thứ 2 Thái Lan chờ cơ hội thâu tóm Vinamilk
(Tieudung24h.vn) - Ít ai biết được hai công ty đang sẵn sàng thâu tóm số cổ phần Nhà nước tại Vinamilk trị giá 900 triệu USD, tới từ Thái Lan và Singapore, đều có chung một ông chủ hùng mạnh. |