Thứ 2, 28/07/2025, 13:59 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tỷ phú giàu thứ 2 Thái Lan chờ cơ hội thâu tóm Vinamilk

Tỷ phú giàu thứ 2 Thái Lan chờ cơ hội thâu tóm Vinamilk
(Tieudung.vn) - Ít ai biết được hai công ty đang sẵn sàng thâu tóm số cổ phần Nhà nước tại Vinamilk trị giá 900 triệu USD, tới từ Thái Lan và Singapore, đều có chung một ông chủ hùng mạnh.

Tỷ phú giàu thứ hai Thái Lan, Charoen Sirivadhanabhakdi, đã sẵn sàng để mua lại nhiều cổ phần nhất có thể trong đợt bán ra đầu tiên.

Thâu tóm Vinamilk bằng mọi giá

Cụ thể, hai công ty giải khát thuộc quyền sở hữu của tỷ phú này là ThaiBev, chủ sở hữu thương hiệu bia Chang nổi tiếng của Thái Lan, và Fraser and Neave, hãng đồ uống nổi tiếng tại Singapore, được biết tới với cái tên F&N, đã sẵn sàng để mua cổ phần tại Vinamilk ngay khi có thể.

Mô tả ảnh

Vinamilk đang trong tầm ngắm của tỷ phú giàu thứ hai Thái Lan - Ảnh: Luxatic.com.  

Hiện, dù ThaiBev chưa sở hữu cổ phần tại Vinamilk nhưng bằng việc mua lại F&N, toàn bộ cổ phần của công ty giải khát Singapore trị giá hơn 500 triệu USD tại Vinamilk đã nằm trong kiểm soát của tỷ phú người Thái.

Không giấu giếm tham vọng, Charoen Sirivadhanabhakdi muốn nắm quyền quyết định tại Vinamilk cũng như thâm nhập đồ uống Việt Nam thông qua hệ thống phân phối rộng khắp sẵn có, được xây dựng hàng chục năm nay của tập đoàn sữa hàng đầu Việt Nam.

Ông Charoen cũng từng lên tiếng sẵn sàng bỏ ra 1 tỷ USD mua lại cổ phần của Sabeco khi Việt Nam có kế hoạch thoái vốn tại đơn vị này.

Đi lên từ gian khó

Charoen Sirivadhanabhakdi là người con thứ sáu trong gia đình gốc Hoa 11 anh em. Sinh ra trong nghèo khó, gia đình kiếm sống bằng nghề bán hàng rong trên phố sau khi nhập cư từ Trung Quốc. Ông bỏ học đi làm thêm từ năm chín tuổi.

Ông khởi nghiệp bằng việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chưng cất rượu Whisky Thái, món đồ uống do Nhà nước Thái Lan bấy giờ độc quyền sản xuất. Nhờ một vài mối quan hệ, Charoen được cấp phép sản xuất đồ uống có cồn. Khi mà gần như toàn bộ các loại đồ uống này do Nhà nước độc quyền sản xuất, Charoen vẫn chiếm được 15% thị trường lúc đó.

Vào năm 1985, chính quyền cho đấu giá công khai 85% thị phần còn lại. Chớp lấy thời cơ này, Charoen vay 200 triệu USD thế chấp bằng 15% thị phần của mình và mua lại thành công toàn bộ 85% thị phần còn lại. Với vị thế độc quyền, công ty của ông đã có thể trả lại 550 triệu USD cho Cục Tiêu thụ đặc biệt Thái Lan năm 1987, khoản tiền tương đương 5% ngân sách Thái Lan năm đó.

Năm 1991, ông hợp tác cùng hãng bia Đan Mạch Carlsberg tiến vào thị trường bia Thái Lan còn sơ khai và đang được thống trị bởi hãng bia Boon Rawd, nơi sản sinh ra thương hiệu bia Singha nổi tiếng.

Ba năm sau đó, từ những gì học được cùng Carlsberg, ông cho ra đời loại bia của riêng mình, lấy thương hiệu là Chang (con voi trong tiếng Thái). Trong năm năm, Chang đã chiếm 60% thị phần trong nước, trở thành thương hiệu bia biểu tượng, đại diện cho Thái Lan.

Mục tiêu lớn nhất của tỷ phú 72 tuổi này có lẽ không dừng ở thị trường trong nước. Với việc thâu tóm thành công F&N của Singapore và sắp tới có thể là Vinamilk hay Sabeco của Việt Nam, Charoen Sirivadhanabhakdi rất có thể sẽ trở thành thế lực mạnh nhất khu vực Đông Nam Á về kinh doanh đồ uống đóng chai.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh
(Tieudung.vn) Sáng 27/11, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Vòng Chung kết Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp...
 
Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...

Thương hiệu

Masan Group: Đẩy mạnh đổi mới để phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Năm nay, Tập đoàn Masan được vinh danh cả hai hạng mục Hoạt động CSR nổi bật (tiêu...
 
GC Food: Hành Trình kiến tạo “thực phẩm hạnh phúc” bằng nông sản sạch
(Tieudung.vn) Trong bức tranh toàn cảnh của nền nông nghiệp Việt Nam, nơi giá trị nông sản đôi khi...
 
K-MED Expo 2025 và Triển lãm Quốc tế Thiết bị Y tế Hà Nội 2025
(Tieudung.vn) Với sự tham gia của hơn 150 doanh nghiệp y tế trên toàn cầu, triển lãm là cơ...

Tin Doanh nghiệp

Thương mại điện tử toàn cầu: bàn đạp mới cho xuất khẩu hàng Việt
(Tieudung.vn) Việc đưa sản phẩm Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu đang mở...
 
Ứng phó thuế quan của Mỹ: Các doanh nghiệp toàn cầu tìm cách thích nghi
(Tieudung.vn) Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chịu tác động mạnh mẽ từ các chính sách thuế...
 
Siêu thị khuyến mại tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm đến người tiêu dùng
(Tieudung.vn) Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo, đưa hàng VIệt tới người tiêu dùng, hệ thống siêu thị...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.39941 sec| 851.25 kb