Thứ 6, 22/11/2024, 09:35 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Quản lý Thị trường thực phẩm chức năng: “Loạn” vì thiếu chế tài

Quản lý Thị trường thực phẩm chức năng: “Loạn” vì thiếu chế tài
(Tieudung.vn) - Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam, nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 60 sản phẩm TPCN của 15 cơ sở nhập khẩu, thì đến nay đã có tới 3.600 DN tham gia sản xuất và kinh doanh, với khoảng 6.800 sản phẩm đang lưu hành.

Phát triển “nóng” như vậy, song việc quản lý TPCN còn nhiều hạn chế, tạo kẽ hở gây loạn giá, loạn chất lượng trên .

Bát nháo thật - giả

Theo thống kê, 43% mặt hàng TPCN trên thị trường Việt Nam từ nhập khẩu, 57% là sản xuất trong nước với hơn 3.000 sản phẩm. Ông Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế cho biết, tình trạng sản xuất TPCN giả về chất lượng, giả về thương hiệu, giả về nguồn gốc xuất xứ đang diễn biến phức tạp. Hiện có nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh TPCN không đúng chất lượng đã công bố; TPCN sai sự thật, cường điệu hóa công dụng của sản phẩm; sản xuất TPCN không đảm bảo vệ sinh. Hàng ngày, tivi quảng cáo hàng chục loại TPCN khác nhau từ bổ thần kinh, xương khớp cho người già và trung tuổi cho đến cả sản phẩm giúp trẻ hay ăn, mau lớn… khiến người () “nhiễu” thông tin, không biết sản phẩm nào thực sự tốt, và có tốt như quảng cáo hay không.

Mô tả ảnh
Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra thu giữ chức năng không rõ nguồn gốc trên đường Phạm Hùng. Ảnh Lê Nam

Theo ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nhiều DN đang lợi dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với danh nghĩa thực phẩm hỗ trợ điều trị để bán hàng với giá trên trời, cung cấp thông tin sai lệch, có hành vi lừa đảo NTD. Chỉ trong 10 tháng năm 2016, Bộ Y tế đã thực hiện thanh tra, phát hiện vi phạm và xử lý 88 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN với tổng số tiền phạt 5,4 tỷ đồng. Trong đó, xử lý 52 cơ sở vi phạm về quảng cáo (chiếm 59,1%) với tổng số tiền 1,02 tỷ đồng. Các cơ sở khác có những hành vi vi phạm như kiểm nghiệm định kỳ, chất lượng sản phẩm, công bố, ghi nhãn, sử dụng phiếu kiểm nghiệm giả với tổng số tiền 4,4 tỷ đồng...

Cần nghị định hay thông tư để quản?

Theo bác sĩ, Luật sư Phạm Hưng Củng, Việt Nam có môi trường đa dạng sinh học với 4.000 loài cây con làm thuốc, rất nhiều loài đặc hữu, cây thuốc bản địa quý chỉ Việt Nam mới có. Người Việt lại có và bí quyết sử dụng nhiều bài thuốc từ cây, con nơi mình sinh sống hàng nghìn năm nay… Đây là thế mạnh, nếu chính sách, cơ chế, quản lý thương mại đủ chặt chẽ, việc nghiên cứu, đưa vào sử dụng nhiều hơn thì Việt Nam có thể là cường quốc về TPCN. “TPCN bản chất là tốt, nhưng ở Việt Nam lại biến tướng thành đa cấp, bất chính. Việc hơn 90% các công ty đa cấp bán TPCN đã khiến TPCN bị vạ lây, trong khi thực ra TPCN đã được nghiên cứu để đảm bảo chất lượng, tính khoa học” – ông Củng nói.

Việc quản lý TPCN hiện mới chỉ có Thông tư 43/2012/TT-BYT với khá nhiều bất cập được chính các DN và NTD phản ánh. Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho rằng, cần thiết ban hành nghị định để quản lý TPCN. Nghị định cần phải đưa những chế tài xử phạt thật nặng cho các hành vi sai trái. “Cần ít nhất phải có 3 nghị định, nhưng hiện nay chưa có nghị định nào, do đó khi có những vấn đề vượt thẩm quyền của Bộ Y tế thì Bộ không giải quyết được” – ông Huấn nêu quan điểm.

GS.TS Nguyễn Lân Dũng cũng đồng tình cho rằng, rất cần có nghị định quy định cụ thể, vì đây là sản phẩm liên quan tới con người. Từ góc độ DN, nhiều ý kiến cho biết, Thông tư 43 của Bộ Y tế chưa bao quát được hết thị trường TPCN nên DN và NTD mong có sự tham gia của Bộ KH&CN để có một nghị định chung. "Qua đó cũng cho DN chúng tôi được tham gia vào góp ý kiến xây dựng để nghị định này sát với thực tiễn”- bà Lê Mai Linh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vision góp ý. Bên cạnh đó, TPCN cần quản lý theo chuỗi giá trị từ đầu vào, từ nguyên liệu theo chuẩn tới việc nghiên cứu, sản xuất, ghi nhãn, phân phối, quảng cáo và nên bổ sung tiêu chuẩn GLP (kiểm nghiệm sản phẩm tốt), GSP (bảo quản tốt) có lộ trình để các DN theo. Điều này sẽ giúp các DN lớn dần lên và lớn đến đâu sẽ chuẩn hóa tới đó để phát huy tiềm năng DN trong nước.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD tăng mạnh, ở mức 107,05
(Tieudung.vn) - Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng, ở mức 107,05.
 
Giá vàng ngày 22/11/2024: Vàng tăng đến 1 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 22/11/2024, trên thế giới giá vàng phục hồi ấn tượng nhờ căng thẳng địa chính...
 
HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Ổn định trên cả nước
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 22/11/2024, ổn định trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
 
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng bật tăng mạnh
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 22/11/2024, cà phê tăng mạnh trở lại, mức tăng từ 1.700 1.800 đồng/kg....
 
Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.31420 sec| 838.109 kb