Thứ 7, 23/11/2024, 14:37 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ: Chờ quy hoạch bài bản

Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ: Chờ quy hoạch bài bản
(Tieudung.vn) - Mặc dù trong thời gian qua ngành Công thương Hà Nội đã đẩy mạnh phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, thế nhưng hệ thống này chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn về kinh tế - xã hội Thủ đô, yêu cầu cấp thiết đặt ra là xây dựng một kế hoạch cụ thể về phát triển thương mại, dịch vụ hiện đại đến năm 2025.

Phát triển mạnh nhưng tự phát

Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 454 chợ, trong đó có 15 chợ hạng 1, 65 chợ hạng 2, 311 chợ hạng 3 và 63 chợ chưa phân hạng; 124 siêu thị nhưng chỉ có 26 siêu thị hạng 1; 32 siêu thị hạng 2; 22 Trung tâm thương mại... Thời gian gần đây các DN bán lẻ đẩy mạnh phát triển hệ thống các cửa hàng tiện lợi theo mô hình kinh doanh tổng hợp, đến nay toàn TP có 1.000 cửa hàng kinh doanh tiện lợi mang thương hiệu Vinmart+; Circle К; Shop & Go; Hapro Food, Coop Food...

Mặc dù công tác quy hoạch và đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của Hà Nội nói riêng đã kết quả nhất định. Tuy nhiên, hạ tầng thương mại Thủ đô vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ: Chờ quy hoạch bài bản

 Người mua hàng tại siêu thị Pico. Ảnh: Lê Nam

Thực tế cho thấy mặc dù hệ thống cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh mẽ nhưng lại mang tính tự phát, không có quy hoạch và thiếu bài bản đã gây khó khăn cho công tác quản lý, DN phân phối và DN sản xuất. Nhận xét về quá trình phát triển hệ thống bán lẻ của Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan nêu rõ: Mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị phân bổ không đều cả về số lượng, quy mô phù hợp với mật độ dân số và bán kính phục vụ trên toàn TP...

"TP dành quỹ đất hợp lý cho đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại trong quá trình sắp xếp lại nhà đất, di dời trụ sở cơ quan hành chính, nhà máy, xí nghiệp trong nội đô; hỗ trợ các mở rộng quy mô, nâng cấp các hạ tầng thương mại đang hoạt động hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư, cơ chế chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án xây dựng hạ tầng thương mại trên địa bàn TP." - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản


Sở Công Thương Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành thương mại bình quân đạt 13%/năm; tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành thương mại trong GRDP hằng năm của TP Hà Nội đạt từ 17 - 19%; tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ qua mạng lưới thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại đạt từ 18 - 20%/năm; tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại chiếm từ 50 - 55% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ .

Mạng lưới siêu thị chưa đủ về số lượng của từng loại hình, trong đó số lượng siêu thị chuyên doanh còn quá ít. “Hiện trên địa bàn Hà Nội chỉ có 14/30 quận, huyện, thị xã có trung tâm thương mại, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành như Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy... điều đó cho thấy mạng lưới trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội chưa được phân bố hợp lý” - bà Đinh Thị Mỹ Loan nêu ví dụ.

Quy hoạch phát triển hệ thống bán lẻ

Nhằm thúc đẩy phát triển thương mại – dịch vụ văn minh hiện đại, qua đó đổi mới phương thức kinh doanh, theo hướng văn minh hiện đại phát huy thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND, triển khai phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại trên địa bàn TP đến năm 2025.

Theo đó, TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phát triển 52 trung tâm mua sắm (TTMS) (trong đó có 9 TTMS cấp vùng, 10 TTMS hạng 1, 10 khu thương mại, dịch vụ tổng hợp; 23 đại siêu thị; 111 siêu thị hạng 2, 865 siêu thị hạng 3; 595 chợ (trong đó có 24 chợ hạng 1); 1.000 cửa hàng tiện lợi; 1.000 máy bán hàng tự động đặt tại các địa điểm công cộng. Dự kiến đến năm 2025, TP đưa vào khai thác 2 trung tâm logistics, 2 cảng cạn ICD, 1 cảng thủy container quốc tế, 5 trung tâm tiếp vận và một số hệ thống kho chuyên dụng.

Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng cho biết: Để hoàn thành mục tiêu trên, UBND TP Hà Nội triển khai nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, hỗ trợ DN. Theo đó, trên cơ sở rà soát quá trình triển khai Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ từ năm 2012 đến nay và căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội thời gian tới, Sở Công Thương xem xét điều chỉnh, cập nhật vị trí phù hợp đối với những dự án có trong quy hoạch ngành thương mại nhưng thực tế không còn quỹ đất. Đồng thời bổ sung các dự án hạ tầng thương mại đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại. Cùng với đó, tập trung thu hút đầu tư, phát triển các trung tâm bán buôn, mua sắm, trung tâm thương mại vùng, khu thương mại trung tâm, dịch vụ logistics, chợ đầu mối...

Việc Sở Công Thương Hà Nội cụ thể hóa mục tiêu phát triển thương mại – dịch vụ văn minh hiện đại trên địa bàn TP giai đoạn 2018 – 2025 sẽ từng bước thay đổi thói quen theo hướng văn minh, hiện đại, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động mua sắm.

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập từ ngày 1/1/2025
(Tieudung.vn) Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về các yêu cầu bảo đảm...
 
Giá ngoại tệ ngày 23/11/2024: USD tăng giá, đạt mức 107,5 điểm
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 23/11/2024, đồng USD tiếp tục tăng vào phiên giao dịch vừa qua, trong khi...
 
Giá vàng ngày 23/11/2024: SJC tăng vọt lên 87 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 23/11/2024 SJC và nhẫn trơn tiếp đà tăng mạnh. Vàng thế giới cũng đã vượt...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 23/11/2024: Miền Nam tăng giá ở nhiều nơi
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 23/11/2024, biến động nhiều tại thị trường phía Nam. Theo khảo sát, giá heo...
 
Giá nông sản ngày 23/11/2024: Hồ tiêu đảo chiều giảm mạnh, cà phê tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 23/11/2024 cà phê tiếp đà tăng so với phiên giao dịch trước, mức tăng...
 
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Ổn định trên cả nước
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 22/11/2024, ổn định trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.54317 sec| 866.555 kb