Bất động sản thương mại đang được dự báo sẽ là xu hướng mới của thị trường địa ốc TP Hồ Chí Minh (Hình minh họa) |
“Cơn khát” bất động sản thương mại
Lâu nay, trên thị trường, các loại hình bất động sản thương mại như shop, shophouse được xem là phân khúc sản phẩm mang tính chuyên biệt cao và rất khan hiếm. Thông thường, một dự án bất động sản thì chỉ có một phần rất nhỏ các sản phẩm có thể khai thác thương mại. Chính vì thế, những sản phẩm này có giá trị cao hơn hẳn những sản phẩm còn lại của dự án nhưng vẫn được nhiều người săn tìm.
Tại các đô thị lớn như Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, shophouse là một phân khúc bất động sản cực kỳ sôi động, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh – nơi được ví như đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước. Thực tế cho thấy, tại TP Hồ Chí Minh, nhiều dự án chủ đầu tư chưa kịp tung ra thị trường thì các sản phẩm thương mại - shophouse đã được nhà đầu tư đặt mua hết. Thậm chí ngay cả tại các dự án bất động sản nghỉ dưỡng thì sản phẩm shophouse cũng thường xuyên “cháy hàng”.
Chính vì thị trường không đủ sản phẩm đáp ứng nên tỷ lệ tăng giá của shop hay shophouse thường cao hơn nhiều so với các sản phẩm khác. Nguyên nhân được cho là do tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, thu nhập của người dân tăng cao kéo theo nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ hiện đại, lấn át các mô hình kinh doanh truyền thống. Mặt khác, hiện nay đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng mạnh làm phát sinh nhu cầu về mặt bằng kinh doanh buôn bán với quy mô và hình thức phù hợp.
Trước nhu cầu thị trường, gần đây các nhà phát triển bất động sản bắt đầu chú ý nhiều hơn đến việc phát triển phân khúc sản phẩm shop, shophouse. Đi đầu là các chủ đầu tư lớn như Phú Mỹ Hưng, Vingroup, Đại Quang Minh, Vạn Thịnh Phát, Sun Group, Novaland hay các chủ đầu tư nước ngoài như Keppel Land, Capita Land… với những dự án khu phức hợp quy mô lớn. Tại đây, khách hàng không chỉ mua sắm mà còn trải nghiệm các dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực, làm đẹp, thể dục thể thao… theo mô hình “all in one”.
Nhờ đó, những khách hàng đầu tư các sản phẩm shop, shophouse có thể thu lợi nhuận rất cao chỉ sau một thời gian ngắn hoặc tự kinh doanh khá hiệu quả, với một lượng khách hàng sẵn có sinh sống trong dự án và khu vực lân cận. Những dự án có vị trí trung tâm, giao thông kết nối tốt thì mức sinh lời còn cao hơn rất nhiều, nhất là khi dự án hoàn thành, cư dân dọn về sinh sống sầm uất và được quản lý, vận hành bởi những đơn vị có nhiều kinh nghiệm.
NetLand tạo đột phá với Metro Shop chuẩn Nhật
Bên cạnh các chủ đầu tư lớn, hiện nay một số doanh nghiệp bất động sản khác cũng đang nỗ lực phát triển các loại hình shop, shophouse với những hướng đi sáng tạo, khác biệt để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình.
Điển hình như dự án Khu phức hợp thương mại - dịch vụ Saigon Metro Mall do công ty Cổ phần Bất động sản Netland làm chủ đầu tư nằm giữa tại ngã tư Tạ Quang Bửu – Quốc lộ 50, ngay trung tâm hành chính quận 8, TP Hồ Chí Minh. Tọa lạc trên khu đất rộng hơn 4.600m2, dự án Saigon Metro Mall sở hữu 3 tầng thương mại lấy cảm hứng từ các khu mua sắm kết nối với ga metro nổi tiếng ở Nhật Bản như Shinjuku, Ginza, Harajuku & Aoyama… hiện đại, tinh tế và sang trọng.
Khu phức hợp thương mại - dịch vụ Saigon Metro Mall do Công ty CP Bất động sản Netland làm chủ đầu tư. |
Kết hợp với mô hình chợ sỉ, lẻ nổi tiếng như An Đông Plaza, Saigon Square, chợ Bến Thành… Saigon Metro Mall tạo ra một hệ sinh thái thương mại đầy triển vọng sẽ trở thành một điểm đến độc đáo dành cho mọi đối tượng với các sản phẩm đa dạng từ thời trang, ẩm thực ba miền, vui chơi giải trí cho đến làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục… đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi.
Điểm đặc biệt làm nên giá trị cốt lõi của Saigon Metro Mall là tầng hầm được kết nối trực tiếp với ga Metro số 5 bắt đầu từ bến xe Cần Giuộc chạy xuyên tâm thành phố đến cầu Sài Gòn và kết nối với tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Như vậy, Saigon Metro Mall không chỉ trở thành điểm hội tụ mua sắm của cư dân địa phương mà còn cả người dân sinh sống trong các khu vực lân cận và khách du lịch.
Khi đi vào hoạt động, Saigon Metro Mall sẽ do Savista quản lý và vận hành. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm quản lý các khu phức hợp thương mại, đồng thời am hiểu văn hóa tiêu dùng của người dân Việt Nam, Savista sẽ cung cấp những dịch vụ tốt nhất và đưa ra các chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp giúp các khách hàng đầu tư tại đây gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Đáng chú ý, chủ đầu tư Netland cho biết, đơn vị sẽ không bán hết hơn 300 shop của Saigon Metro Mall mà sẽ giữ lại 30% cho các đối tác chiến lược bày bán sản phẩm xuất xứ từ Nhật. Điều này chính là sự đảm bảo vững chắc của chủ đầu tư về kế hoạch quản lý vận hành, tính hiệu quả trong khai thác kinh doanh cũng như tiềm năng tăng giá của sản phẩm trong thời gian tới.
Tại các quốc gia phát triển như Anh, Hàn Quốc, Nhật… bất động sản đã được chứng minh hưởng lợi rất lớn từ việc gắn kết trực tiếp với hệ thống metro, monorail. Đây cũng là lý do Saigon Metro Mall được đánh giá cao về tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai, nhất là khi khu quận 8 đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ.