Thứ 2, 25/11/2024, 17:54 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Năm 2018 giá ô tô sẽ tiếp tục giảm

Năm 2018 giá ô tô sẽ tiếp tục giảm
(Tieudung.vn) - Giá xe liên tục giảm từ đầu năm, chưa có dấu hiệu ngừng lại, nhưng sức mua không tăng. Đã đến lúc các nhà sản xuất cần phải bớt đi lợi nhuận để tăng doanh số bán hàng

Mô tả ảnh
 

Thị trường Việt Nam đang chứng kiến một cuộc đua chưa từng có của nhiều hãng xe. Cuộc đua giảm giá xe bắt đầu “nóng” vào cuối năm 2016 và kéo dài trong suốt nửa đầu năm 2017.

Trước Tết, Trường Hải “tung” ra đợt giảm giá “sốc” khi các sản phẩm mang thương hiệu Mazda giảm từ vài chục tới gần 200 triệu đồng và chương trình này kéo dài sang cả năm 2017.

Sang tháng 2/2017, bảng giá bán lẻ của 2 thương hiệu Kia và Peugeot cũng giảm đáng kể. Đơn cử Kia, mức giảm giá thấp là Morning (30 triệu đồng); mức giảm giá lớn nhất là Sedona (95 triệu đồng). Đối với Peugeot mức giảm cao nhất là Peugeot 2008 (giảm 70 triệu đồng); Peugeot 208 FL có mức giảm thấp nhất (30 triệu đồng).

Không “ngồi yên” được, tháng 2, Toyota Việt Nam (TMV), liên doanh sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam, nắm quyền sản xuất, kinh doanh 2 thương hiệu ôtô du lịch lớn là Toyota và Lexus, cũng tung ra giá mới cho các mẫu xe của mình. Theo đó nhiều mẫu xe đã được giảm giá, mức giảm nhiều nhất là 164 triệu đồng cho xe Land Cruiser Prado phiên bản TX-L; 44 triệu đồng cho Yaris phiên bản E; LX570 giảm 210 triệu đồng; ES350 là 50 triệu đồng.

Các “ông lớn” giảm vậy, chịu tác động mạnh, các thương hiệu khác cũng đã có chuyển biến. Các đại lý cũng “nghiến răng” chịu lãi ít, thậm chí chấp nhận chịu lỗ để cạnh tranh.

Tháng 4, đại lý của Honda Việt Nam (HVN) quyết định giảm giá cho một số mẫu ô tô như City 2017 (từ 533 triệu đồng xuống 501 triệu đồng với số sàn, từ 583 triệu đồng xuống 551 triệu đồng số tự động); Civic (giảm từ 30 - 40 triệu đồng xuống còn 910 - 920 triệu đồng); Odyssey (giảm từ 60 - 70 triệu đồng). Các dòng xe của Toyota như Camry tiếp tục được các đại lý giảm 55 triệu đồng; Hilux giảm 15 triệu đồng; Innova giảm 30 - 40 triệu đồng; Vios giảm 20 - 25 triệu đồng. Chevrolet cũng tham gia vào cuộc đua giảm giá khi Colorado được giảm từ 30-70 triệu đồng; Aveo giảm 30 triệu đồng; Cruze giảm từ 50-60 triệu đồng; Orlando và Captiva giảm từ 15-24 triệu đồng.

Một số mẫu xe như Ford như Fiesta giảm khoảng 37 - 44 triệu đồng; Focus giảm 50 triệu đồng; Ranger cũng giảm từ 20 - 40 triệu đồng; EcoSport dao động từ 40 - 63 triệu đồng; Transit được giảm đồng loạt khoảng 50 triệu đồng cả 3 phiên bản; Everest được giảm khoảng 30 triệu đồng với cả hai phiên bản 2.2L.

Trong tháng 5 này, mẫu xe Camry của Toyota tiếp tục giảm sâu tới 90 triệu đồng. Nissan Việt Nam cũng công bố mức giảm tới 85 triệu đồng cho mẫu Nissan X-Trail, cùng gói khuyến mãi khoảng 40 triệu đồng, chưa kể những ưu đãi riêng từ các đại lý của Nissan. Mức giảm ấn tượng nhất là mẫu CR-V của Honda khi tháng 4, Honda CR-V được các đại lý giảm giá tới 110 triệu đồng, đến tháng 5 này, mẫu xe này lại được các đại lý áp dụng mức ưu đãi cao nhất với giá trị từ 90 - 115 triệu đồng.

Giảm giá bán không chỉ vì thuế

Thuế giảm không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc các hãng xe giảm giá bán. Bởi, động thái này chỉ tác động tới xe NK nguyên chiếc từ khu vực ASEAN (từ mức 40% xuống 30%) và tác động cũng không lớn. Theo tính toán, với mức giảm 10% thuế NK, giá xe chỉ giảm từ 5-7%. Nhưng nhiều mẫu xe đến nay đã giảm từ 10-15%, tức là giảm giá gấp 2 lần, so với mức giảm do thuế NK mang lại. Mặt khác, xe lắp ráp trong nước không được “hưởng lợi” gì từ việc thuế xe nguyên chiếc giảm, nhưng nhiều sản phảm lắp ráp cũng đã giảm giá bán.

Hoạt động giảm giá mạnh nhiều sản phẩm vừa qua được cho là chiến lược “lùi để tiến” của một số DN lớn đang dẫn đầu thị trường. Đơn cử như Trường Hải, để đủ điều kiện đàm phán, hợp tác sản xuất sản phẩm với Mazda, Trường Hải phải nhanh chóng đạt số lượng các mẫu xe Mazda lên con số trên 40.000 xe/năm. Giải pháp hiệu quả được DN này đưa ra đó là giảm giá bán xe. Không chỉ với Mazda, chiến lược giảm giá cũng được Trường Hải áp dụng với các thương hiệu khác mà DN này đang sở hữu là Kia và Peugeot. Năm 2016, chính sách giảm giá giúp Trường Hải vượt qua TMV trở thành hãng lớn nhất Việt Nam với mức tăng trưởng đạt tới gần 60% (trong đó Kia tăng 55%, Mazda tăng gần 58%).

Mô tả ảnh
 

Cũng tương tư như vậy Hyundai Thành Công cũng phải chịu áp lực nhanh chóng tăng số lượng, nâng thị phần để đủ “cơ” ngồi xuống đàm phán hợp tác với Hyundai đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Và Hyundai Thành Công cũng đi theo chiến lược giảm giá sản phẩm. Việc giảm giá đẩy số lượng tiêu thụ tăng nhanh, thị phần mở rộng giúp cho các DN này có điều kiện đầu tư sản xuất, nâng cao tỉ lệ NĐH dần tiến tới giảm chi phí sản xuất…

Tốc độ tăng trưởng của Trường Hải đương nhiên khiến TMV không thể ngồi yên, lần đầu tiên, liên doanh sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam này cũng phải thực hiện việc giảm giá sản phẩm. Khi các “ông lớn” hạ giá, các hãng khác đương nhiên không thể ngồi nhìn thị phần dần rơi rụng, cuộc đua giảm giá thời gian qua giúp người được hưởng lợi.

2018 có giảm sâu?

Năm 2018, thuế TTĐB giảm còn 35% với xe có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, 40% với xe 1.5L đến 2.0; đặc biệt, thuế NK xe nguyên chiếc từ ASEAN giảm còn 0%. Với xe sản xuất lắp ráp trong nước, các cơ quan quản lý chức năng đang xem xét phương án giảm thuế NK bộ linh kiện (từ mức 15% hiện nay xuống 10%; 5% thậm chí có thể về 0%).

Với những thay đổi này thị trường đang có tâm lý chờ đợi một cơn lốc giảm giá vào thời điểm 2018 với mức giảm sâu hơn năm 2017. Tuy nhiên mới đây, với phóng viên, ông Bùi Kim Kha, Phó Tổng giám đốc Trường Hải cho biết, tính đến nay, giá xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đã giảm rất nhiều so với trước. Có thể nói giá xe đã chạm tới đáy, không có điều kiện giảm hơn nữa. Với phát biểu này, có thể hiểu xe Mazda, Kia do Trường Hải sản xuất lắp ráp và NK từ nay tới cuối năm sẽ không còn chương trình giảm giá mạnh mẽ nữa.

Với xe NK, như đã phân tích mức giảm thuế chỉ làm giảm 5-7% giá bán nhưng các hãng đã phải “nghiến răng” giảm tới 10-15% nên thời gian tới, dù thuế NK giảm xuống 0%, thì ô tô NK còn phải chịu nhiều chi phí khác liên quan đến thuế, phí, chi phí vận chuyển, bán hàng… cùng với các rào cản kỹ thuật dự đoán là sẽ được dựng lên để “ngăn” xe NK từ khu vực ASEAN tràn vào… khiến giá xe nếu có giảm cũng sẽ không được nhiều.

Không những thế, còn nhiều yếu tố khác tác động tới giá xe, trong đó liên quan đến các chính sách thuế, phí, giá tính thuế, kiểm soát CO form D, điều kiện kinh doanh sản xuất, NK ô tô đang được các cơ quan quản lý bàn thảo. Bên cạnh đó xe bán tải, dòng xe đang được ưa chuộng và bán rất chạy hiện nay đang được các cơ quan chức năng xem xét lại thuế TTĐB, lệ phí trước bạ.

Tất các cả yếu tố đó khiến nhiều DN, khi được hỏi đến đều lắc đầu cho rằng, giá đã đến đáy, khó có thể giảm nhiều, giảm sâu vào năm 2018(?).

Thực tế giá bán ô tô của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực. Mức giá trung bình cao hơn gần 2 lần so với mặt bằng chung ASEAN (Thái Lan và Indonesia). Bên cạnh nguyên nhân về thuế, phí, qui mô sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất lớn… thì kinh doanh ô tô tại Việt Nam vẫn được cho là khá ngon ăn bởi “lợi nhuận” lớn.

Trong khi tâm lý chờ giá giảm nữa của khách hàng đang dần bộc lộ rõ khi mà tháng 4 lượng bán ô tô trên cả nước chỉ đạt 21.942 chiếc, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước (mức giảm mạnh nhất là xe du lịch, đạt 10.705 chiếc, giảm 36% so với tháng trước; xe chuyên dụng đạt 1.675 chiếc, giảm 6%).

Theo các chuyên gia, yếu tố quan trọng dẫn đến thị trường giảm mạnh đó chính là cảm thấy hoang mang trước các đợt giảm giá liên tiếp vừa qua, liệu giá có còn tiếp tục giảm và năm 2018 phải chăng sẽ còn đợt giảm sâu nữa. Tâm lý chờ đợi này nếu kéo dài sẽ đặt các hãng vào bài toán khó: Đó là giảm giá nữa để tiêu thụ sản phẩm hay chấp nhận thị trường “đóng băng”. Quan trọng hơn động thái của các “ông lớn” sẽ ra sao khi mà Trường Hải và Thành Công vẫn đang cần số lượng, TMV đang bị giảm thị phần, cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm NK và lắp ráp đang diễn ra gay gắt…

Nhận định của một chuyên gia cho rằng để thị phần không rơi vào tay đối thủ các DN sản xuất ô tô sẽ tiếp tục buộc phải giảm giá để cạnh tranh với xe NK có lợi thế về thuế. Đã đến lúc các nhà sản xuất cần phải bớt đi lợi nhuận để tăng doanh số bán hàng.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Mạo danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người nhân viên để lừa đảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội thông tin, thời gian qua, địa phương có hiện tượng lừa đảo qua...
 
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD sẽ vượt ngưỡng 108 điểm?
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức...
 
Giá vàng ngày 25/11/2024: Sẽ tiếp tục tăng cao trong tuần mới?
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 25/11/2024, tuần qua, giá vàng SJC tăng 5 triệu đồng ở chiều mua, vàng nhẫn...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 25/11/2024, cà phê tiếp chuỗi tăng giá so với phiên giao dịch trước cường...
 
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc tiếp tục giảm, miền Nam tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 25/11/2024, tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền, dao động từ 59.000...
 
Giá nông sản ngày 24/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng tăng
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 24/11/2024, cà phê tiếp chuỗi ngày tăng giá mạnh so với phiên giao dịch...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.57132 sec| 873.102 kb