Chủ nhật , 24/11/2024, 17:19 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hà Nội cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân phòng, chống dịch

Hà Nội cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân phòng, chống dịch
(Tieudung.vn) - Trước những diễn biến mới của dịch Covid-19, các doanh nghiệp phân phối hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đã tăng mức dự trữ lên từ 3 - 5 lần, đồng thời làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhân dân trong mọi tình huống.

Rau xanh, thịt lợn... giá ổn định

Ghi nhận của phóng viên, tại siêu thị MM Mega Market Hà Đông lúc 20 giờ (23/7), lượng người đến mua sắm thưa thớt. Trên quầy hàng nông sản, đều đầy ắp nhất là các loại rau cải, xà lách, bí xanh, rau thơm hay thịt, cá tươi đều có đủ.

Tương tự, tại các siêu thị Big C, VinMart, Hapro đều đã chuẩn bị đầy hàng hóa. Các mặt hàng được bổ sung nhiều so với những ngày đầu tuần là thực phẩm, như rau xanh, thịt lợn… với giá cả ổn định. Giá gạo tám thơm Điện Biên ở mức 21.500 đồng/kg; gạo thơm lài 21.000 đồng/kg; bí xanh 15.000 đồng/kg; bắp cải 15.000 đồng/kg; đậu đũa 25.900 đồng/kg…

Hà Nội cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân phòng, chống dịch 

Người mua hàng tại Mega Maket Hà Đông

Tại các siêu thị, hệ thống loa phát thanh thường xuyên phát đi khuyến cáo người dân chỉ mua vừa đủ lượng hàng thiết yếu, không tích trữ. Đồng thời, siêu thị áp dụng các hình thức mua hàng online, giao hàng tận nhà để khách hàng lựa chọn.

Trong khi đó, thực tế tại hệ thống chợ truyền thống cho thấy, giá rau củ quả cũng không có sự biến động. Giá khoai tây 15.000 đồng/kg; giá bí xanh 20.000 đồng/kg; giá thịt lợn 110.000 - 140.000 đồng/kg… tùy loại.

Phản ánh việc các siêu thị dự trữ hàng, một số người dân cho biết rất yên tâm về lượng hàng khi trên kệ hàng rau chất cao ngất ngưởng, các tủ thịt đầy ăm ắp. Vì vậy, họ chỉ mua một số đồ ăn cần thiết trong vài ngày cho gia đình chứ không tích trữ nhiều.

Bà Hoàng Thị Cúc (Hà Cầu, quận Hà Đông) cho hay, siêu thị vắng người, hàng hoá lại nhiều nên tha hồ lựa chọn. "Tôi chỉ mua lượng rau, thịt đủ dùng vài ngày rồi khi nào cần lại mua để đảm bảo tươi ngon", bà Cúc .

Hà Nội cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân phòng, chống dịch Người tiêu dùng mua thịt tại siêu thị Big C

Doanh nghiệp phân phối sẵn sàng phục vụ nhu cầu người dân

Thực tế cho thấy để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dâ,n các doanh nghiệp bán lẻ đã tích cực chuẩn bị hàng hóa. Giám đốc Vận hành VinMart miền Bắc Khúc Tiến Hà cho biết, để đảm bảo lượng hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, VinMart/VinMart+ đã tăng cường chuẩn bị các kịch bản đảm bảo chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với mọi tình huống của dịch bệnh.

Cụ thể doanh nghiệp đã làm việc với các nhà cung cấp lớn, tăng lượng dự trữ hàng hóa lên gấp 3 lần bình thường. “Hiện VinMart có 4 kho hàng ở Đông Anh và Thanh Trì và một kho bổ trợ ở Bắc Ninh. Các kho hàng đều vận chuyển hàng hóa xuyên đêm để đưa hàng hóa về các siêu thị lớn”, ông Khúc Tiến Hà thông tin.

Hà Nội cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân phòng, chống dịch Người tiêu dùng mua rau tại siêu thị VinMart

Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cũng khẳng định, hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn Hà Nội đã dự trữ lượng hàng hóa gấp 3 lần so với bình thường. Hiện nay kho hàng tại Bắc Ninh và các siêu thị đều đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu.

Tương tự, hệ thống siêu thị Big C đã tăng cường lượng lớn hàng hoá dự trữ, sẵn sàng cho nhu cầu tăng cao của khách hàng. Cụ thể, đối với hàng thực phẩm khô, Big C dự trữ tăng 30 - 50% với thông thường, đặc biệt có thể lên 100% với một số mặt hàng có nhu cầu cao; hàng tươi sống. Big C đã làm việc cùng các nhà cung cấp về kế hoạch giao hàng hằng ngày với lượng tăng lên 200 - 300% so với thông thường.

Hà Nội cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân phòng, chống dịch Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Mega Maket Hà Đông

“Nếu mức mua hàng tươi sống tăng đột biến vào buổi tối thì có thể không có hàng. Bình thường vào khoảng 20 giờ thì hàng tươi sống đã hết. Lúc đó, khách hàng vào gấp 4 - 5 lần so với tối bình thường thì có thể thiếu hàng tạm thời, nhưng doanh nghiệp khẳng định, sẵn sàng đủ thực phẩm, rau xanh cho ngày hôm sau, yên tâm, không lo thiếu”, Giám đốc BigC khu vực miền Bắc Lê Mạnh Phong khẳng định.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Hà Nội Trần Việt Hùng thông tin thêm, nhằm ngăn chặn hiện tượng lợi dụng dịch bệnh găm hàng, tăng giá, trục lợi, đơn vị đang thường xuyên tổ chức kiểm tra nhắc nhở các tiểu thương thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, cũng như chương trình bình ổn giá đăng ký với TP Hà Nội.

Hà Nội cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân phòng, chống dịch Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ngày 23/7

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, hàng hóa hiện đang rất dồi dào. Các hệ thống phân phối đều tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng 30 - 50%, trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (17 mặt hàng thiết yếu). Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối và các quận huyện đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Hà Nội cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân phòng, chống dịch Nhân viên siêu thị Big C bổ sung hàng hóa

Thực tế cho thấy, mặc dù đang phải đối mặt với một số khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào hàng hóa cũng đảm bảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân, kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng.

Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh, Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 24/11/2024: USD tiếp đà tăng, trụ vững trên mốc 107
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 24/11/2024, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 3...
 
Giá vàng ngày 24/11/2024: Vàng nhẫn
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 24/11/2024, SJC ổn định vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ gần cán mốc 87 triệu...
 
Ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập từ ngày 1/1/2025
(Tieudung.vn) Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về các yêu cầu bảo đảm...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 24/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng tăng
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 24/11/2024, cà phê tiếp chuỗi ngày tăng giá mạnh so với phiên giao dịch...
 
Giá heo hơi ngày 24/11/2024: Tăng giảm trái chiều tại các địa phương
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 24/11/2024, biến động trái chiều trên cả nước. Trong khi miền Bắc giảm nhẹ...
 
Giá heo hơi ngày 23/11/2024: Miền Nam tăng giá ở nhiều nơi
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 23/11/2024, biến động nhiều tại thị trường phía Nam. Theo khảo sát, giá heo...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.64534 sec| 854.523 kb