Giá nông sản ngày 19/9: Cà phê cao nhất đạt 47.500 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 46.900 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 46.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 47.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 47.400 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 47.400 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 47.300 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 47.400 đồng/kg, 47.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 47.400 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 46.800 - 47.500 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Lương Vinh
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 ở mức 2.186 USD/tấn, giao tháng 11/2022 ở mức 2.202 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 ở mức 218,05 cent/lb, giao tháng 12/2022 ở mức 215,1 cent/lb.
Theo khảo sát của Bloomberg, dự trữ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ giảm một nửa vào cuối tháng 9 so với cùng kỳ năm 2021.
Sản lượng cà phê của Việt Nam cũng dự kiến sẽ giảm 6% xuống còn 1,72 triệu tấn trong giai đoạn 2022-2023. Trong khi đó, nhà tư vấn - phân tích Safras & Mercados cho rằng sản lượng cà phê Brazil năm nay sẽ không đạt mức dự báo 61,1 triệu bao do hệ quả của những đợt sương giá và khô hạn năm ngoái.
Giá nông sản ngày 19/9: Tiêu cao nhất đạt 67.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 66.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 67.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 64.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 64.500 - 67.500 đồng/kg.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong 4 nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Đây cũng là hướng đi phù hợp được nông dân tích cực tham gia vì là giải pháp giảm chi phí sản xuất khi các loại phân, thuốc hóa học tăng giá gấp nhiều lần so với trước. Nông dân cũng ngày càng nhận thức rõ sản xuất theo hướng hữu cơ là giải pháp sản xuất để ra sản phẩm an toàn, chi phí rẻ có thể ứng dụng đại trà.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 3,5ha hồ tiêu đạt chứng nhận sản phẩm hữu cơ của hợp tác xã Nông nghiệp Lâm San (huyện Cẩm Mỹ) và hình thành nhiều mô hình sản xuất không sử dụng đầu vào hóa học.
Công tác tuyên truyền thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân, vì vậy người sản xuất đang có xu hướng giảm dần đầu vào hóa học và chuyển dần sang sử dụng các sản phẩm đầu vào hữu cơ, các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh học.
Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nhóm đất nông nghiệp hữu cơ đạt khoảng 1,5% trên tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với khoảng 33 nghìn ha.