Giá cà phê ổn định và neo cao
Trên sàn London, vào lúc 5 giờ ngày 1/5/2025, kết thúc phiên giao dịch giá cà phê Robusta bất ngờ tăng trở lại, mức tăng từ 53 - 71 USD/tấn so với phiên giao dịch sáng hôm qua, dao động 5.073 - 5.423 USD/tấn. Cụ thể, giá giao hàng tháng 7/2025 là 5.369 USD/tấn; giá giao hàng tháng 9/2025 là 5.316 USD/tấn; giá giao hàng tháng 11/2025 là 5.243 USD/tấn và giá giao tháng 1/2026 là 5.155 USD/tấn.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng sớm ngày 1/5 thị trường sắc xanh và tăng nhẹ, mức tăng từ 0,95 - 1,75 cent/lb so với hôm qua, dao động 372.95 - 407.10 cent/lb. Cụ thể, kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 400.75 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 9/2025 là 393.35 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 12/2025 là 383.95 cent/lb và kỳ giao hàng tháng 3/2026 là 376.95 cent/lb.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica Brazil có xu hướng tăng - giảm qua các kỳ hạn giao hàng, dao động 467.00 - 521.90 USD/tấn. Được ghi nhận như sau: kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 517.90 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 505.70 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 9/2025 là 480.95 và kỳ giao hàng tháng 12/2025 là 469.95 USD/tấn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cập nhật giá cà phê trong nước vào lúc 5 giờ hôm nay ngày 1/5/2025, giá cà phê các tỉnh khu vực Tây Nguyên duy trì ổn định và neo ở mức cao so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua trung bình ở mức 130.700 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk có mức 130.800 đồng/kg, giá cà phê tại Lâm Đồng có mức giá 130.200 đồng/kg, giá cà phê tại Gia Lai có mức giá 130.700 đồng/kg và giá cà phê tại Đắk Nông hôm nay có giá 130.800 đồng/kg.
Thị trường cà phê trong nước bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, vì thế giá cà phê trong nước sẽ không có biến động trong tuần này.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu vụ 2024-2025, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 700,000 tấn cà phê, tương đương 50% tổng sản lượng. Ông Hiệp ước tính, nông dân hiện chỉ còn giữ khoảng 20% lượng hàng, phần còn lại chủ yếu đã nằm trong kho doanh nghiệp và đang chờ xuất khẩu.
Từ đầu vụ đến nay, giá cà phê trong nước liên tục duy trì trên mức 110.000 đồng/kg. Khác với những năm trước, khi giá xuống dưới 40.000 đồng/kg khiến nông dân phải bán tháo, hiện nay họ đã có tiềm lực tài chính mạnh hơn nhờ thu nhập tốt từ cà phê, sầu riêng, hồ tiêu và cau. Nhờ đó, họ chủ động bán ra từng phần để giữ giá nông sản ổn định.
Năm nay, chi phí tài chính để tích trữ cà phê tăng cao, khiến nhiều doanh nghiệp chỉ dám mua lượng hàng vừa đủ và chốt giá theo từng lô nhỏ nhằm hạn chế rủi ro. Do đó, nông dân mới chính là lực lượng điều tiết thị trường, chứ không còn là doanh nghiệp hay nhà mua hàng quốc tế.
Giá hồ tiêu ổn định
Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 5 giờ sáng ngày 1/5/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước duy trì ổn định, đi ngang và neo ở mức cao. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa bàn trọng điểm 155.200 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai ổn định sau phiên giảm nhẹ hôm qua, hiện giá thu mua tiêu tại địa phương này ở mức 154.000 đồng/kg.
Giá tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu cùng xu hướng bình ổn, hiện tiêu được thu mua ở mức 155.000 đồng/kg.
Giá tiêu ở Bình Phước ít biến động so với phiên giao dịch trước đó, hiện giá thu mua tiêu ở địa phương này ở mức 155.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá tiêu Đắk Nông và Đắk Lắk cùng xu hướng ổn định và neo ở mức cao, hiện giá thu mua tiêu ở hai địa phương này ở mức 156.000 đồng/kg.
Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) lúc 5 giờ ngày 1/5/2025 như sau: thị trường hồ tiêu ổn định và đi ngang so với phiên tăng - giảm giữa các quốc gia hôm qua.
Cụ thể, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia hiện đang ở mức giá 7.211 USD/tấn; tương tự giá tiêu trắng Muntok hiện được thu mua với giá 9.767 USD/tấn.
Thị trường tiêu Malaysia duy trì ổn định sau nhiều phiên giảm trước đó, hiện giá tiêu đen ASTA của Malaysia được thu mua ở mức giá 9.300 USD/tấn và giá tiêu trắng ASTA ở mức 11.900 USD/tấn.
Giá tiêu ở Brazil đi ngang, ít biến động so với phiên giao dịch trước, hiện giá thu mua đạt mức 6.800 USD/tấn.
Thị trường tiêu Việt Nam tiếp tục đi ngang và ổn định, hiện giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu hiện đang ở mức giá 6.700 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l ở mức giá 6.800 USD/tấn và giá tiêu trắng đang ở mức giá 9.700 USD/tấn.
Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thị trường hồ tiêu trong nước không ghi nhận biến động đáng kể về giá. Sức mua có phần chững lại, trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp và hộ trồng tiêu đang có xu hướng giữ hàng, chờ đợi các tín hiệu tích cực hơn sau kỳ nghỉ lễ.
Theo báo cáo của Ptexim, nhu cầu hồ tiêu tại các thị trường lớn như châu Âu và châu Á đang có dấu hiệu phục hồi, trong đó đáng chú ý là Mỹ và Trung Quốc. Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc trong quý I/2025 tăng gần 88% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn còn thấp hơn mức của năm 2023. Điều này cho thấy đây là hành động tích trữ có tính chiến lược, thay vì phản ánh nhu cầu tiêu dùng thực sự tăng mạnh.
Tại Mỹ, một số đơn hàng dài hạn đã được đặt trước cho quý III và IV năm nay. Điều này phản ánh sự tin tưởng vào khả năng giá tiếp tục tăng, cũng như lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong thời gian tới. Dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn khá thận trọng, chưa vội cam kết hợp đồng dài hạn vì kỳ vọng giá tiêu sẽ còn tiếp tục tăng trong giai đoạn 2025–2026.
Trong khi đó, theo Báo cáo Viễn cảnh Thị trường Hàng hóa do World Bank công bố, giá hàng hóa toàn cầu được dự báo sẽ giảm 12% trong năm 2025 và tiếp tục giảm 5% vào năm 2026. Khi điều chỉnh theo lạm phát, mức giá này tương đương bình quân giai đoạn 2015–2019, mức thấp nhất trong những năm 2020, đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ tăng giá kéo dài từ thời kỳ hậu COVID-19 và xung đột Nga–Ukraine.
Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, ông Indermit Gill, nhận định rằng giá hàng hóa từng là động lực quan trọng cho các nước đang phát triển, đặc biệt là nhóm quốc gia xuất khẩu. Tuy nhiên, biến động giá mạnh trong bối cảnh giá thấp như hiện nay đang gây ra sự bất ổn kinh tế nghiêm trọng.
Ngoài ra, WB dự báo giá lương thực toàn cầu sẽ giảm 7% trong năm nay và giảm thêm 1% trong năm tới. Tuy nhiên, mức giảm này không đủ để cải thiện tình trạng mất an ninh lương thực ở các quốc gia dễ bị tổn thương, nhất là khi viện trợ nhân đạo bị cắt giảm và nhiều khu vực vẫn đang chìm trong xung đột.