Giá nông sản ngày 14/3: Cà phê cao nhất 40.800 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.200 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.700 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.700 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.600 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.700 đồng/kg, 40.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.100 - 40.800 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 2 USD/tấn ở mức 2.095 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giữ nguyên ở mức 2.072 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 2,25 cent/lb ở mức 221,95 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 2,05 cent/lb, ở mức 221,4 cent/lb.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), các nhà nhập khẩu đang chuyển sang mua cà phê Robusta từ những nước châu Á như Việt Nam, Indonesia... để bù đắp cho sự tăng giá và thiếu hụt của cà phê Arabica tại khu vực Nam Mỹ. Hoạt động bán ra của Việt Nam trong thời gian qua cũng được thúc đẩy bởi giá cà phê ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được xuất khẩu chủ yếu sang EU, Mỹ, Đông Nam Á. Trong đó, EU hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, cũng là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất và chiếm hơn 16% thị phần.
Với cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhờ Hiệp định EVFTA, cơ hội mở rộng thị trường cà phê Việt Nam tại EU là rất tiềm năng khi có 93% dòng thuế về 0%. Trong đó, sản phẩm được hưởng lợi nhất chính là cà phê chế biến. Ngoài ra, EU đã cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới cà phê.
Ảnh minh họa. Ảnh: Trình Nhị
Giá nông sản ngày 14/3: Tiêu cao nhất 81.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 79.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 81.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 77.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 77.500 - 81.000 đồng/kg.
Năm 2021, chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc khiến nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu giảm. Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong năm 2021 đạt 54,31 triệu USD, giảm 16,7% so với năm 2020.
Cơ cấu nguồn cung: Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc giảm từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Ấn Độ, Hồng Kông. Tuy nhiên, trị giá nhập khẩu từ hai thị trường trên ở mức thấp.
Số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, trị giá nhập khẩu hạt tiêu của nước này năm 2021 từ Indonesia đạt 27,43 triệu USD, giảm 19,1% so với năm 2020. Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 52,02% năm 2020 xuống 50,5% năm 2021.
Năm 2021, trị giá nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 17,5 triệu USD, giảm 0,8% so với năm 2020. Tuy nhiên, thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 27,06% năm 2020 lên 32,23% năm 2021.
Bộ Công Thương dự báo, xuất khẩu hạt tiêu sang Trung Quốc năm 2022 tiếp tục chưa thuận lợi với Việt Nam do chính sách “Zezo Covid” của nước này. Hiện Trung Quốc là khách hàng lớn thứ hai của hạt tiêu Việt Nam, đứng sau Mỹ. Vụ hạt tiêu năm qua ở Trung Quốc giảm do thời tiết không thuận lợi. Do đó, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu hạt tiêu trong những tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nước này giảm mạnh nhập khẩu kể từ giữa năm, do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cay ở Trung Quốc giảm và nhu cầu của các công ty chế biến cũng giảm.
Năm nay, do các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc, các hãng khai thác tàu trung chuyển quốc tế vẫn khó vận chuyển hàng tới Trung Quốc. Động thái này có thể khiến cung ứng hạt tiêu sang Trung Quốc vẫn chậm trong những tháng đầu năm 2022.
Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc sẽ vẫn tăng mạnh vào dịp đầu năm mới 2022. Nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19 ở khâu xuất khẩu tiêu sang Trung Quốc sẽ tác động tích cực lên lượng và giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam.
Hạt tiêu Việt Nam đang ngày càng được thị trường Trung Quốc ưa chuộng. Do đó, nếu đẩy mạnh nhập khẩu hạt tiêu trong các tháng đầu năm nay, chắc chắn các thương nhân Trung Quốc sẽ dành ưu tiên cho hạt tiêu Việt Nam.