Giá nông sản ngày 6/3: Cà phê cao nhất 39.700 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 39.100 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 39.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 39.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 39.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 39.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 39.600 đồng/kg, 39.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 39.000 - 39.700 đồng/kg. Tính chung tuần qua, giá cà phê trong nước giảm mạnh 1.300 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2022 được ghi nhận tại mức 2.187 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại New York đạt mức 224,15 US cent/pound.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang. Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu hạ nhiệt.
Ảnh minh họa. Ảnh: Kim Thành
Giá nông sản ngày 6/3: Tiêu cao nhất 81.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 80.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 81.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 80.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 78.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 78.500 - 81.000 đồng/kg. Tính chung tuần qua, giá tiêu giảm 2.500 - 3.500 đồng/kg.
Hiện bà con bước vào thu hoạch, thị trường đang có dấu hiệu giảm, có nơi tuột mốc 80.000 đồng/kg. Dù vậy, nhiều nông dân Tây Nguyên cho rằng với mức giá này, họ đã có lãi.
Mỗi năm, 2.000 trụ tiêu cho gia đình bà Sương (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) sản lượng từ 14 - 16 tấn, nhưng chi phí đầu vào như: nhân công, phân bón, xăng dầu, vận tải… đã chiếm phần lớn lợi nhuận. Tuy nhiên năm nay, bà Sương và nhiều nông dân đã vơi bớt lo lắng vì giá hồ tiêu tăng cao không những bù đắp được chi phí đầu tư, mà còn mang lại lợi nhuận đáng kể.
"Năm nay tiêu mất mùa thì lại được giá. Dù giá hiện giờ không được như trước kia, nhưng tôi thấy giá đó đã có lời", bà Nguyễn Thị Sương chia sẻ.
Hồ tiêu Tây Nguyên năm nay bị mất mùa do tác động của thời tiết, dẫn đến nguồn cung giảm, là một trong những lý do hồ tiêu có được giá tốt. Vì vậy, nhiều nông dân trồng tiêu đang kỳ vọng giá hồ tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
"Dân vẫn đang trong xu hướng chờ giá lên, bán còn hạn chế lắm. Đại lý đang ít hàng", ông Nguyễn Văn Quyền, Đại lý thu mua Văn Quyền, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, cho biết.
"Thị trường đầu ra hiện nay gặp nhiều khó khăn do quá trình giãn cách xã hội tại Mỹ, châu Âu thời gian qua dẫn đến tồn kho của các nước tiêu thụ", ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu 2/9, Đắk Lắk, cho hay.
Theo đánh giá của các chuyên gia, giá tiêu khó có thể trở lại mức cao kỷ lục là 200.000 đồng/kg như trước đây, nhưng với mức giá hiện tại, ngành hồ tiêu vẫn có cơ hội sớm lấy lại vị thế xuất khẩu tỷ đô. Vì vậy, ngay trong vụ thu hoạch này, ngành nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục khuyến cáo nông dân quan tâm đến khâu thu hoạch, canh tác theo các chứng nhận và thực hành nông nghiệp tốt để giữ vững giá trị hồ tiêu khi xuất khẩu.