Giá nông sản ngày 14/11: Cà phê cao nhất đạt 40.700 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.100 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 40.700 đồng/kg, 40.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.000 - 40.700 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Kevin KVien
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 ở mức 1.836 USD/tấn, giao tháng 3/2023 ở mức 1.825 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 ở mức 170,1 cent/lb, giao tháng 3/2023 ở mức 168,1 cent/lb.
Theo Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nguồn cung cà phê niên vụ 2021 - 2022 thiếu hụt khoảng 167,2 triệu bao trong khi nhu cầu tiêu thụ đến 170,83 triệu bao. Niên vụ cà phê 2022 - 2023, cung cầu của thị trường sẽ cần bằng lại, thậm chí cung sẽ cao hơn cầu vì tại Brazil, nước xuất khẩu cà phê số 1 thế giới có một vụ mùa bội thu, và vụ cà phê mới của Việt Nam sẽ đạt trên dưới 30 triệu bao, tăng thêm trên 3 triệu bao so với niên vụ trước đó.
Giá nông sản ngày 14/11: Tiêu cao nhất đạt 61.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 59.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 61.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 60.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 58.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 58.000 - 61.500 đồng/kg.
Dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ có thời gian thực hiện từ năm 2021 đến 2023 tại ba tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.
Dự án này nằm trong khuôn khổ Chương trình ARISE Plus do EU tài trợ nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được những lợi ích từ các cam kết thương mại song phương và khu vực mới, trong đó tập trung vào việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ; thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ Việt Nam sang EU.
Mục tiêu của dự án là cải thiện đời sống của 10.000 hộ nông dân trồng hồ tiêu ở Tây Nguyên, song song đó là giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hồ tiêu tăng sản lượng bền vững.
Dự án do Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH), Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội Gia vị châu Âu đồng tổ chức thực hiện, hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bên liên quan chính trong ngành hồ tiêu vào các hoạt động của dự án như tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về canh tác bền vững cho nông dân.
Đồng thời, các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ đào tạo, giám sát thực hành canh tác bền vững cùng với nỗ lực quản lý sử dụng hóa chất nông nghiệp có trách nhiệm của các cơ quan quản lý sẽ góp phần gia tăng sản lượng hồ tiêu đạt chuẩn thị trường yêu cầu và bảo đảm thu nhập ổn định cho nông dân trồng hồ tiêu, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu hướng đến mục tiêu phát triển hồ tiêu bền vững.