Giá cà phê hôm nay 6/3 tăng nhẹ
Theo khảo sát, giá cà phê nguyên liệu hôm nay ở một số địa phương tại Tây Nguyên tăng nhẹ. Cụ thể, tại huyện Đắk Hà (Kon Tum) giá cà phê hôm nay tăng 200 đồng/kg lên 36.800 đồng/kg. Còn tại Đắk Lắk giá cà phê nguyên liêu hôm nay cũng tăng nhẹ 100 đồng/kg.
Còn tại các địa phương như Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê không thay đổi so với ngày hôm qua.
Giá cà phê giao tại các kho quanh TP.HCM cũng không đổi ở 38.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 36.400 – 37.000 đồng/kg.
Việc giá cà phê trong nước có nơi đứng yên có nơi tăng nhẹ trái ngược hẳn với xu hướng của thị trường thế giới. Cụ thể, giá cà phê robusta giao tháng 5 tại London chốt phiên hôm qua ở 1.751 USD/tấn, giảm 0,96% trong cả phiên. Ngoài ra, giá arabica giao trong cùng kỳ tại New York giảm mạnh hơn với mức giảm 1,41% về 1,222 USD/pound trong phiên hôm qua.
Giá hồ tiêu hôm nay 6/3 giảm nhẹ ở Gia Lai
Hiện tại, giá hồ tiêu nguyên liệu tại các tỉnh phía Nam hôm nay có biến động nhẹ. Cụ thể, giá tiêu tại tỉnh Gia Lai giảm 500 xuống còn 61.500 đồng/kg. Còn các tỉnh khác, giá tiêu vẫn không thay đổi so với hôm qua.
Như vậy, giá tiêu vẫn được thu mua trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg.
Tại Ấn Độ, thị trường hồ tiêu vẫn chịu áp lực giảm rất lớn vì nguồn cung tăng mạnh. Tiêu từ vụ thu hoạch mới đang được bán ồ ạt ra thị trường trong khi tiêu nhập khẩu giá rẻ vẫn xuất hiện. Hiện tại, bang Karnataka đã bắt đầu thu hoạch trong khi một số huyện của bang Kerala đã rộ vụ.
Hiện, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm ở hầu hết các kỳ hạn. Giá giao kỳ hạn tháng 3,4,5 và 6/2018 giảm 380-390 Rupee xuống còn 40.115 – 40.800 Rupee/tạ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, diện tích hồ tiêu năm 2017 đạt 152.000 ha, tăng 17,6% tương đương 22.700 ha so với năm 2016. Sản lượng đạt 241.500 tấn, tăng 11,6% tương đương 25.100 tấn. Trong khi đó theo quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu của Bộ NN&PTNT ký ban hành vào năm 2014, mục tiêu đến 2020 tầm nhìn 2030 của cả nước diện tích trồng hồ tiêu chỉ ở mức 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm là 47.000 ha, như vậy diện tích trồng tiêu hiện đã gấp gần 5 lần quy hoạch ban đầu.
Việc giá tiêu xuất khẩu những năm gần đây tăng và giữ ổn định, người trồng hồ tiêu có lãi cao đã kích thích sự chuyển dịch diện tích các cây trồng khác sang trồng tiêu từ những năm trước.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, riêng trong năm 2018, tuy năng suất hồ tiêu tại một số nước sản xuất lớn, trong đó có Việt Nam, có thể giảm, nhưng do diện tích cho thu hoạch vẫn tăng nên tổng nguồn cung toàn cầu vẫn sẽ cao hơn 2017 và cao hơn nhu cầu. Điều này khiến giá thế giới có xu hướng không tăng, lợi nhuận từ sản xuất hồ tiêu với nông dân không được như những năm trước. Xuất khẩu tiêu Việt Nam sẽ khó khăn do rào cản kỹ thuật từ các nước NK như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan...