Giá heo miền Bắc
Khu vực miền Bắc chứng kiến giá heo hơi giảm tại nhiều nơi.
Theo đó, heo hơi tại khu vực các tỉnh gồm Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam và Vĩnh Phúc được thu mua chung mức 67.000 đồng/kg - ghi nhận cùng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg.
Cùng mức giảm trên, tỉnh Thái Bình triển khai giá heo hơi ở mức 68.000 đồng/kg - cao nhất khu vực.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo miền Trung-Tây Nguyên
Heo hơi ở miền Trung - Tây Nguyên cũng được điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg.
Sau điều chỉnh, thương lái ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa cùng thu mua heo hơi chung mức 63.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực.
Mức giá 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk. Cùng lúc, khu vực các tỉnh Nghệ An và Ninh Thuận có giá heo hơi cùng neo ở mốc 66.000 đồng/kg.
Tương tự, heo hơi tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận cũng được giao dịch chung mức 67.000 đồng/kg - cao nhất khu vực.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá heo miền Nam
Thị trường heo hơi phía Nam cũng giảm đến 2.000 đồng/kg.
Hiện, khu vực các tỉnh gồm Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Trà Vinh và Long An cùng điều chỉnh giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg, về khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg (tùy khu vực).
Với mức giảm 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Cần Thơ hạ xuống còn 66.000 đồng/kg.
Hiện giá thu mua tại miền Nam dao động trong khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể điều chỉnh giảm vào ngày hôm nay do thị trường đang có xu hướng giảm. Giá heo hơi giảm là điều đã được dự báo trước. Bởi nhu cầu tiêu thụ đang bước vào giai đoạn thấp điểm trong mùa mưa, cùng với kỳ nghỉ hè kéo dài và dịch bệnh trên đàn heo đang bùng phát trở lại khiến giá heo hơi mất mốc 70.000 đồng/kg và quay đầu trong suốt tuần qua.
Trước tình hình dịch tả heo châu Phi (DTHCP) bùng phát, lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, UBND các huyện Lộc Bình, Văn Quan, Bình Gia (Lạng Sơn) đã công bố dịch ở 35 xã. Các huyện khác trong tỉnh đang theo sát diễn biến của dịch bệnh để chủ động phòng, chống dịch trên tinh thần phòng dịch là chính; nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là người chăn nuôi, thực hiện nghiêm quy định trong phòng, chống dịch bệnh.
Cơ quan chức năng địa phương chỉ ra rằng, nguyên nhân chính làm dịch bệnh này tái phát, lây lan là do các ổ dịch cũ mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong môi trường, khi gặp điều kiện thời tiết thay đổi, sức đề kháng của vật nuôi giảm làm phát sinh dịch bệnh.
Chăn nuôi heo trên địa bàn vẫn chủ yếu là nuôi nông hộ, nhỏ lẻ; tái đàn bằng những con giống không rõ nguồn gốc, được mua từ chợ hoặc các thương lái vận chuyển trực tiếp đến hộ chăn nuôi, không đảm bảo an toàn dịch bệnh, thông tin từ báo Thông Tấn Xã Việt Nam.
Đặc biệt, khi heo bị mắc bệnh, một số hộ chăn nuôi đã giấu dịch, tự tiêu hủy, bán chạy hoặc giết mổ lợn để tiêu thụ; không xử lý chất thải, nước thải, xả thải trực tiếp ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh. Việc phòng, chống dịch tại một số địa phương còn chưa được quyết liệt, triệt để…