Giá heo hơi tại miền Bắc
Tại miền Bắc, giá heo hơi trong khu vực giữ giao dịch ổn định, dao động từ 67.000 - 69.000 đồng/kg. Hà Nội hiện là địa phương có giá cao nhất cả nước, giao dịch tại mức 69.000 đồng/kg, trong khi các tỉnh như Bắc Giang, Hưng Yên và Thái Bình duy trì mức giá 68.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, heo hơi giữ giá từ 65.000 - 68.000 đồng/kg. Các địa phương như Thanh Hóa và Đắk Lắk duy trì mức giá cao nhất khu vực là 68.000 đồng/kg, trong khi Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hòa có giá thu mua thấp nhất, chỉ đạt 65.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tại miền Nam, giá heo hơi không có sự điều chỉnh, thu mua trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg. Các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang và Trà Vinh ghi nhận giá thấp nhất khu vực, ở mức 64.000 đồng/kg, trong khi những địa phương khác như Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu giữ mức 68.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá heo hơi trên cả nước hôm nay đồng loạt đi ngang. Theo dự báo, thị trường cuối năm với nhiều biến động có thể tác động đến giá heo hơi trong các ngày tới.
Nhìn chung, giá heo hơi tuần qua tăng nhanh vào đầu tuần nhưng lại giảm nhẹ tại một số tỉnh phía Bắc vào cuối tuần. Theo các chuyên gia, giá heo hơi trong những ngày cuối năm dự kiến tiếp tục biến động nhẹ, phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ và nguồn cung.
Nguyên nhân chính của mức giá cao hiện nay là do nhu cầu tiêu thụ thịt heo tăng mạnh vào cuối năm, đặc biệt là dịp cận Tết Nguyên Đán. Các cơ sở sản xuất thực phẩm cũng tăng cường thu mua nguyên liệu để chế biến sản phẩm phục vụ Tết.
Bên cạnh đó, dịch tả heo Châu Phi kéo dài đã khiến nhiều người chăn nuôi lo ngại. Một lượng lớn heo nhỏ đã được bán chạy dịch, cùng với việc giảm đàn ở một số doanh nghiệp lớn, dẫn đến nguồn cung heo trọng lượng lớn trở nên khan hiếm.
Thêm vào đó, chi phí sản xuất như thức ăn chăn nuôi, vận chuyển và các dịch vụ khác tăng cao, khiến giá thành sản phẩm bị đẩy lên. Đặc biệt, việc nhập khẩu heo từ Campuchia gặp khó khăn đã khiến giá heo hơi nội địa tăng mạnh.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 1.087 cơ sở chăn nuôi heo, gà theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, chiếm 65% tổng đàn; 1.255 trang trại chăn nuôi tập trung, chiếm 50% tổng đàn, theo Báo Thái Nguyên.
Ông Lê Đắc Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cho biết, trong những năm qua, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi có xu hướng phức tạp, khó lường nên người dân gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, nhiều cơ sở, trang trại đã chủ động áp dụng phương pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, giúp ngành nông nghiệp “chuyển đổi xanh” đạt kết quả tốt hơn.
Chăn nuôi an toàn sinh học đòi hỏi phải đảm bảo kỹ thuật để kiểm soát dịch bệnh, hạn chế rủi ro trong sản xuất. Do đó, bắt buộc người dân phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn con giống đến nguồn thức ăn, tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại. Đặc biệt, phải ghi nhật ký chăm sóc, tiêm phòng để tiện theo dõi.