Giá heo hơi miền Bắc
Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi tại khu vực phía Bắc đã mất giá 72.000 đồng/kg sau ghi Phú Thọ và Bắc Giang cùng giảm một giá trong phiên sáng ngày 18/2.
Hiện tại, giá heo hơi của các tỉnh, thành phố trong vùng không có nhiều chênh lệch, dao động từ 70.000 - 71.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi miền Trung - Tây Nguyên
Thị trường heo hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên không ghi nhận sự điều chỉnh trong phiên sáng nay.
Lâm Đồng và Bình Thuận tiếp tục dẫn đầu với mức giá 72.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực là 69.000 đồng/kg được thương lái thu mua tại Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hoà. Các địa phương còn lại giao dịch trong khoảng 70.000 - 71.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi tiếp tục tăng tại Bình Dương và Tây Ninh, cùng đạt 73.000 đồng/kg, cùng giá với Đồng Nai, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng và Cà Mau. Đây cũng là mức giao dịch cao nhất cả nước.
Trong khi đó, heo hơi tại các địa phương còn lại trong vùng đang được thương lái thu mua với giá từ 70.000 - 72.000 đồng/kg.
Ghi nhận tại các chợ truyền thống, giá thịt heo dao động từ 140.000-240.000 đồng một kg, với ba chỉ rút sườn, nạc nọng và sườn non đều vượt ngưỡng 200.000 đồng. Những sản phẩm cao cấp của các thương hiệu lớn thậm chí cán mốc 260.000 đồng một kg.
Bà Hồng, một tiểu thương tại chợ Tân Định, cho biết lượng thịt nhập về sạp của bà đã giảm 20% do sức mua sụt giảm. "Giá đầu mối tăng liên tục, tôi buộc phải điều chỉnh giá bán lẻ theo, nhưng vẫn khó bán vì khách dè chừng," bà chia sẻ. Để tiết kiệm chi phí, bà tự đến chợ đầu mối thay vì mua qua trung gian, song lợi nhuận vẫn eo hẹp vì hàng ế ẩm.
Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh). Các tiểu thương cho biết thịt heo mảnh đang ở mức 100.000 đồng một kg, nhưng sau khi pha lóc và cộng chi phí, mỗi kg bán ra chỉ lời vỏn vẹn 5.000-10.000 đồng.
Theo các thương lái, nguyên nhân chính khiến giá thịt leo thang là lượng heo về chợ đầu mối giảm sút. Giá heo hơi hiện đã vượt mốc 70.000 đồng một kg, đẩy giá thịt pha lóc tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Chợ đầu mối Hóc Môn ghi nhận ngày 17/2 có 4.143 con heo nhập chợ, tuy tăng 600 con so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn 2.000 con so với thời điểm trước Tết. Giá heo hơi loại 1 của C.P đang ở mức 71.000 đồng một kg, trong khi giá heo hơi trong dân dao động 65.000-75.000 đồng một kg.
Thịt heo tăng kéo theo hàng loạt mặt hàng ăn uống điều chỉnh giá. Bà Huyền, chủ quán cơm tấm tại quận Gò Vấp, buộc phải tăng giá mỗi suất cơm thêm 5.000 đồng, lên 35.000 đồng, đồng thời giảm kích thước miếng sườn, bổ sung thêm món gà chiên để giữ chân khách. Quán bún giò heo trên đường Điện Biên Phủ (quận 3) cũng vừa điều chỉnh giá mỗi tô lên 45.000 đồng. "Quán dùng thịt tươi, giá tăng buộc phải điều chỉnh, nếu không sẽ lỗ," ông Thành, chủ quán giải thích.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá heo hơi có thể tiếp tục tăng do nhu cầu phục hồi nhưng nguồn cung hạn chế. Nhiều hộ chăn nuôi e dè tái đàn vì lo ngại dịch bệnh, trong khi giá con giống vẫn ở mức cao. Các doanh nghiệp lớn cũng đối mặt với khó khăn do dịch tả heo châu Phi, khiến sản lượng giảm sút.
"Giá heo sẽ còn nhích lên khi các trường học và khu chế xuất hoạt động mạnh trở lại, nhưng khó vượt mức đỉnh của năm 2020," ông dự báo.
Cơ quan chuyên môn huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, đánh giá từ khi thực hiện liên kết, mở rộng quy mô chăn nuôi, các hộ đều tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, theo Báo Thái Nguyên.
Đơn cử như trong công tác phòng dịch, trước đây các hộ chỉ đến khi nào vật nuôi mắc bệnh mới mua thuốc về điều trị. Còn khi chăn nuôi liên kết, việc tiêm vắc xin phòng bệnh được thực hiện đầy đủ, thức ăn cho vật nuôi cũng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng.
Bên cạnh đó, do có sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ con giống, nguồn thức ăn cũng như tiêm phòng dịch bệnh nên đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ông Lý Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Hoá cho biết, trên địa bàn huyện có gần 30 trang trại gia súc, gia cầm. Cùng với việc khuyến khích người dân thực hiện chăn nuôi liên kết, triển khai hỗ trợ theo quy định, UBND huyện cũng đặc biệt quan tâm đến công tác thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi.