Dưới đây là thống kê giá cà phê hôm nay 24/8 ở một số địa phương và vùng nguyên liệu trên cả nước.
Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 24/8/2019 giảm 200-300 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê hôm nay đồng loạt giảm 300 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.800 đồng/kg.
Tương tự, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay cũng giảm 300 đồng/kg xuống mức 32.000 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm 300 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.100 đồng/kg.
Còn giá cà phê tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giảm ít hơn 200 đồng/kg xuống mức 33.200 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê giảm 200 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay giảm 200 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.300 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 32.000 - 33.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/8: Giảm 200-300 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London giảm.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang giảm 14USD/tấn (mức giảm 1,08%) đứng ở mức 1.314 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 giảm 0,9 USD/tấn đứng ở mức 92,6 cent/lb.
Theo giới phân tích, việc giá cà phê thế giới sụt giảm trong những tháng gần đây, xuống mức thấp nhất trong 13 năm, đã bắt đầu gây ra một sự rung chuyển lớn trên thị trường. Ở đó, chỉ những nhà sản xuất cà phê hiệu quả nhất mới có thể phát triển mạnh.
Theo Reuters, các nhà sản xuất cà phê đối thủ khác trên thế giới ngày càng có khả năng bị cho ra rìa và không thể kiếm thu nhập từ loại cây trồng này. Một số người đã chuyển sang các loại cây trồng thay thế, trong khi số khác từ bỏ hoàn toàn trang trại của họ.
"Năng suất của Việt Nam và Brazil đang tăng ổn định, trong khi các nước khác thì không", ông Jeffrey Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững (thuộc Đại học Comlumbia), cho hay.
Khi đưa ra nhận định nói trên, ông Jeffrey còn đề cập đến những tiến bộ trong cơ giới hóa, kĩ thuật nhân giống cây trồng chọn lọc và công nghệ tưới tiêu tại Việt Nam và Brazil.
Ở Columbia và Trung Mỹ, cà phê thường được trồng trên các sườn đồi nên quá trình cơ giới hóa khó khăn hơn và việc thu hoạch bằng tay khiến chi phí sản xuất tương đối cao.
Trong khi đó, nông dân nhỏ lẻ tại châu Phi không thể kiếm đủ vốn cần thiết để áp dụng các kĩ thuật mới.
Việt Nam và Brazil hiện sản xuất hơn một nửa sản lượng cà phê thế giới, tăng từ chưa đầy một phần ba cách đây 20 năm trước. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tỉ lệ này sẽ còn tăng lên.
Chỉ riêng nhà sản xuất cà phê hàng đầu, Brazil, đã chiếm hơn một phần ba nguồn cung toàn cầu.
Việt Nam cũng thường xuyên lập kỉ lục sản lượng trong khi ở Columbia, vụ mùa lớn nhất từng thu hoạch là vào đầu những năm 1990 và ở Guatemala là gần hai thập kỉ trước, theo dữ liệu của USDA.