Theo thống kê giá nông sản hôm nay 16/7/2019, giá cà phê Tây Nguyên tăng 200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 33.200 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 33.300 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 34.000 – 34.200 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 34.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 34.200 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 34.000 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 33.200 - 34.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng mạnh, dao động từ 33.200 - 34.200 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London đang ở mức:
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 12 USD/tấn (mức tăng 0,83 %) đứng ở mức 1.464 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 sau khi tăng 3,60 USD/tấn (mức tăng 3,26%) đứng ở mức 114,00 cent/lb.
Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết Nhập khẩu cà phê của EU từ Brazil và Việt Nam tăng lần lượt 12,5% lên 8,92 triệu bao và 5% lên 6,41 triệu bao trong nửa đầu năm 2018 - 2019.
Tuy nhiên, khối lượng cà phê xuất khẩu từ Colombia sang thị trường EU giảm 2,7% xuống còn 1,63 triệu bao và từ Honduras giảm 4,8% xuống còn 1,3 triệu bao. Xuất khẩu của Peru tăng 6,5% lên 1,54 triệu bao.
Nhập khẩu cà phê từ Brazil và Colombia chiếm 52,4% tổng khối lượng nhập khẩu của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2018 - 2019, trong đó Việt Nam chiếm 10,2%, Mexico 5,7% và Peru 5,1%.
Nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Brazil tăng 24,5% lên 4,33 triệu bao và từ Colombia tăng 11,4% lên 3,52 triệu bao. Nhập khẩu từ Mexico lên tới 855.799 bao, cao hơn 6% so với cùng kì năm ngoái và từ Peru đã tăng 20% lên 767.411 bao.
Tương tự như EU và Mỹ, Brazil, Việt Nam và Colombia vẫn là nguồn cung cà phê chính của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2018 - 2019, lần lượt chiếm 38,6%, 20,4% và 12,3%.
Ngoài ra Indonesia và Ethiopia là hai nhà cung cấp lớn tiếp theo, chiếm 7,2% và 6% khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản.
Cụ thể, khối lượng nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil tăng 36,4% lên 1,52 triệu bao, từ Ethiopia tăng 22,4% lên 235.787 bao và từ Indonesia tăng 15,3% lên 283.614 bao.
Tuy nhiên, nhập khẩu từ Colombia đã giảm 23,4% xuống còn 480.734 bao trong khi nhập khẩu từ Việt Nam gần như không thay đổi, tăng nhẹ 0,6% lên 800.568 bao.
Việt Nam và Brazil là quốc gia sản xuất cà phê chính cho Nga, chiếm lần lượt 30,8% và 20,9%. Ngoài ra Ấn Độ chiếm 7,5% tổng số nhập khẩu.