Theo thống kê giá nông sản hôm nay 13/7/2019, giá cà phê Tây Nguyên giảm nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai giá cà phê báo giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.800 đồng/kg.
Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay cũng giảm 100 đồng/kg xuống mức 33.000 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.100 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giá cà phê hôm nay không thay đổi. Tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 34.000 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê đang ở mức 34.100 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, Kon Tum giá cà phê hôm nay đang được thu mua với mức tương ứng là 33.800 đồng/kg và 34.000 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 33.000 - 34.100 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 13/7: Giảm nhẹ, dao động từ 33.000 - 34.100 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London đang giảm.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang giảm 4 USD/tấn (mức giảm 0,27 %) đứng ở mức 1.452 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 giảm 0,35 USD/tấn (mức giảm 0,32%) đứng ở mức 110,40 cent/lb.
Theo các chuyên gia cà phê trên thế giới, sản lượng cà phê trong niên vụ 2018-2019 có thể đạt 168,05 triệu bao so với niên vụ năm 2017-2018. Sản lượng này đã tăng đáng kể để so với niên vụ trước, trong đó sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất về sản lượng cà phê được ghi nhận tại quốc gia Nam Phi. Sản lượng tăng 4,4% lên mức 42 triệu ba.
Ngoài ra Brazil cũng là một quốc gia có sản lượng cà phê niên vụ 2018-2019 tăng trưởng khá lớn. So với báo cáo tháng 3/2019, sản lượng này được điều chỉnh tăng lên 62,5 triệu bao. Điều này khiến cho sản lượng cà phê trên toàn cầu niên vụ 2017-2018 và 2018-2019 đều có xu hướng tăng. Trong khi tại các quốc gia Nam Phi đang có sự tăng về sản lượng thì các quốc gia tại châu Á -Thái Bình Dương lại có xu hướng giảm.
Trong đó một thị trường cà phê lớn của Thế Giới là Việt Nam ước tính giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái bởi diện tích gieo trồng đang bị thu hẹp do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngoài ra Indonesia cũng là một quốc gia đang có sản lượng cà phê giảm. Xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 4/2018 đến tháng 2/2019 chỉ ở mức 4,75 triệu bao, tức là đã giảm 6,36% so với năm ngoái.