Cụ thể, huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay giảm 600 đồng/kg xuống 32.300 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm 600 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 700 đồng/kg xuống mức 32.800 dồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 600 đồng/kg xuống lần lượt là 32.800 đồng/kg và 32.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum, Gia Lai giá cà phê hôm nay đồng loạt giảm 600 đồng/kg xuống tương ứng là 32.800 đồng/kg và 32.600 đồng/kg.
Tại Đắk Nông giá cà phê hôm nay giảm 600 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.500 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang dao động trong khoảng từ 32.300 - 32.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 14/12: Bất ngờ giảm mạnh 600 - 700 đồng/kg.
Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 14/12 tràn ngập sắc đỏ. Giá Robusta kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn London (Anh) dao động trong khoảng 1.402 - 1.440 USD/tấn, giá Robusta hôm nay đã giảm đến 33 USD/tấn so với phiên hôm qua, đóng phiên ở mức 1.402 USD/tấn.
Tại sàn New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn 3/2020 ghi nhận đang dao động ở mức 130,9 - 138,5 cent/pound, giảm 6,35 cent/pound so với hôm qua, đóng cửa ở mức 130,9 cent/pound.
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, niên vụ năm nay, cả nước có gần 690.000 ha cà phê, sản lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 triệu 700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu gần 3 tỷ USD. So với niên vụ trước, sản lượng giảm khoảng 3% nhưng kim ngạch giảm tới hơn 14%.
Giá cà phê xuất khẩu niên vụ này được đánh giá ở mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây, có thời điểm xuống mức 1.207 USD/tấn đối với cà phê Robusta, 88 cent/lb đối với cà phê Arabica. Trong khi đó, nhiều dự báo cho thấy, giá cà phê khó có thể cải thiện trong niên vụ mới, khủng hoảng có thể sẽ còn tiếp diễn.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, Phó Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, mấu chốt của khủng hoảng giá cà phê hiện nay nằm ở chỗ, có đến 90% sản lượng cà phê của nước ta xuất khẩu thô. Trong khi đó, giá cà phê nhân xô phụ thuộc hoàn toàn vào sàn cà phê kỳ hạn London và New York.
Ở đó người ta điều tiết bằng các nhà đầu cơ tài chính dẫn đến giá lên xuống thất thường, đặt doanh nghiệp cũng như nông dân Việt Nam vào tình cảnh luôn bấp bênh. Để có thể thay đổi, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, cà phê Việt Nam phải chú trọng xây dựng chuỗi giá trị và thương hiệu để tương xứng với vị thế về sản lượng.
“Các hãng cà phê lớn trên thế giới đều lấy cà phê Việt Nam để sản xuất cà phê nhưng chúng ta bán với giá rất rẻ. Điều đó cho thấy, công tác xây dựng thương hiệu của chúng ta chưa có. Thứ hai, vấn đề xây dựng chất lượng cà phê để tạo giá trị thặng dư chất lượng còn thấp. Đây là điều chúng ta cần quan tâm bởi đó là tương lai của ngành nghề”, ông Đỗ Hà Nam cho hay.