Tại Điều 3 của Thông tư, cũng quy định rõ việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng như: mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; chi phí sửa chữa nhà ở... của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
Thông tư 43/2016/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2017
Tuy nhiên, cũng tại điều 6 của Thông tư, công ty tài chính thực hiện cho vay tiêu dùng chỉ được mở điểm giới thiệu dịch vụ tại nơi cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng, thu thập thông tin, nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng. Công ty tài chính không được thực hiện hoạt động khác tại điểm giới thiệu dịch vụ.
Thêm vào đó, trong thời hạn 5 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên hàng quý, công ty tài chính phải báo cáo bằng văn bản về danh sách (tên, địa chỉ) điểm giới thiệu dịch vụ được mở, chấm dứt trong quý trước, danh sách điểm giới thiệu dịch vụ dự kiến mở, chấm dứt trong quý trên địa bàn tỉnh, thành phố gửi Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) nơi công ty tài chính mở, chấm dứt điểm giới thiệu dịch vụ.
Điểm đáng chú ý là quy định về thu hồi nợ. Khoản đ Điều 7 Thông tư quy định, biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật, trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng.