Theo ông Kiên, vụ muối vừa qua, Cần Giờ đã trúng mùa đạt sản lượng khoảng 140.000 tấn. Tuy nhiên, cho đến nay qua các đầu mối tiêu thụ, chủ yếu là hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.HCM, chỉ tiêu thụ được gần 40.000 tấn cho các hộ dân. Để giải quyết việc tồn đọng này, rất cần sự liên kết giữa các tỉnh thành khu vực phía Nam để tìm đầu ra không chỉ sản phẩm muối mà còn các mặt hàng khác. Như vậy còn lại trong dân hơn 100.000 tấn muối.
Vẫn còn 100.000 tấn muối tồn đọng tại Cần Giờ. (Ảnh: Vnexpress) |
Trong chuyến khảo sát mới đây, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (LTMB) nhận thấy hầu hết lượng muối thu hoạch đã được người dân đưa vào kho, ít trường hợp muốn bán ngay.
Còn doanh nghiệp (DN) sẽ mua theo giá thị trường, vì DN không được hỗ trợ lãi suất và tự chịu trách nhiệm kinh doanh như chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ. Nguồn vốn mua muối từ Quỹ Dự phòng tài chính.
Hiện tại, nếu mua theo giá thị trường thì người dân sẽ không bán, do giá muối tại Cần Giờ dù đã nhích lên 50 đồng/kg nhưng vẫn còn rất thấp, khoảng 400 đồng/kg tại ruộng, trong khi giá thành bình quân là 613 đồng/kg.
Theo nhận định của giới chuyên môn, giá thấp hiện nay chưa phản ánh cung cầu thị trường, khi có nhiều DN tham gia sẽ giúp đẩy giá muối lên.
Vì cần thêm thời gian để có chính sách hỗ trợ cụ thể người dân làm muối nên Sở NN-PTNT yêu cầu huyện Cần Giờ phối hợp với Tổng Công ty LTMB và DN tư nhân Thành Phát giới thiệu địa điểm làm kho tạm trữ cũng như thông báo cho bà con biết điểm tập kết, lập danh sách tên và địa chỉ người bán để khi TP có chính sách cụ thể sẽ kịp thời thông báo cho người làm muối.
Tại hội nghị, báo cáo của Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn vùng tăng 7,5% so với bình quân cả nước, trong đó, công nghiệp khai thác tăng 2,1% so với cùng kỳ, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,4%, sản xuất phân phối điện, khí đốt, điều hòa không khí tăng 5,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 922.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.