Thứ 3, 16/04/2024, 13:18 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nhiều ngân hàng đã đổi mới trong cuộc cách mạng 4.0

Nhiều ngân hàng đã đổi mới trong cuộc cách mạng 4.0
(Tieudung.vn) - Trước bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và không thể nằm ngoài xu thế chịu sự tác động từ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4(CMCN4.0), việc nghiên cứu, tìm hiểu về CMCN 4.0 là điều tất yếu. Trong đó đi sâu, đánh giá một cách toàn diện để nhận diện những tác động, cơ hội, thách thức, đặc biệt là việc chỉ ra được những điều kiện cần thiết để các ngân hàng Việt Nam triển khai và thích ứng với CMCN 4.0 có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Ngày 15/6, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Ngành Ngân hàng Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh và Thứ trưởng Bộ Khoa học và (KH&CN) Phạm Đại Dương chủ trì. Tham gia điều hành hội thảo có đại diện lãnh đạo Viện Chiến lược Ngân hàng, đại diện lãnh đạo Vụ Thanh toán – NHNN và đại diện lãnh đạo Vụ Công nghệ cao - Bộ KH&CN… Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội thảo, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, nhận biết được tầm quan trọng và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 (CN 4.0), NHNN đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động của ngành nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 ở các mặt như: hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ cho hoạt động thanh toán, phát triển hạ tầng CNTT, an toàn, bảo mật; Đẩy mạng cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chính phủ điện tử…

Mô tả ảnh

Agribank trong một buổi giới thiệu ứng dụng công nghệ internet banking.

Cuộc CMCN 4.0 đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành ngân hàng như: khoảng trống chính sách đòi hỏi phải xây dựng quy định pháp lý mới đáp ứng nhu cầu cải cách công nghệ ngành ngân hàng. Mô hình kinh doanh và nguồn lực tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản của các ngân hàng cần được khắc phục để thích ứng với xu hướng ứng dụng công nghệ cao. Rủi ro về công nghệ thông tin, bảo mật, tội phạm công nghệ. Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh; đón đầu xu hướng phát triển của CMCN 4.0, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình. Nổi bật nhất là việc triển khai thực tế các công nghệ số nền tảng như: điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, và các ứng dụng, giải pháp như: xác thực sinh trắc học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện chương trình ứng dụng (open API) …nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Các công nghệ số, công nghệ mới gắn với CMCN 4.0 không chỉ giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM vật lý sang các kênh số hóa, giúp tương tác khách hàng nhiều và hiệu quả hơn; mà còn có khả năng thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, giúp các ngân hàng từng bước trở thành ngân hàng số, cung cấp tiện ích, trải nghiệm mới mẻ và đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Một số NHTM đã chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa thực thụ như: các ngân hàng TPBank với ngân hàng tự động LiveBank, VPbank với ứng dụng ngân hàng số Timo, OCB với chiến lược chuyển đổi ngân hàng số, Vietcombank với không gian ngân hàng số Digital Lab, Vietinbank với corebank thế hệ mới và kho dữ liệu Doanh nghiệp (EDW) hiện đại, MB với ứng dụng trở lý ảo ChatBot phục vụ 24x7 trên mạng

Thích ứng với cuộc CMCN 4.0 đang là xu hướng chủ đạo hiện nay, đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam phải chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết để tiếp cận những thành tựu công nghệ mới tránh bị tụt hậu. Xu hướng công nghệ của CMCN 4.0 tác động đến ngành Ngân hàng Việt Nam, trong đó, nổi bật là ứng dụng một số giải pháp công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo; Internet của vạn vật; Giao diện lập trình ứng dụng; Sinh trắc học; Sổ cái phân tán. Một số ngân hàng Việt Nam đã thử nghiệm ứng dụng giải pháp công nghệ mới trong phát triển dịch vụ ngân hàng số và chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, số hóa như: ứng dụng MyVIB của VIB; My Ebank của Sacombank; Digital Lab của Vietcombank, Timo của VPBank; LiveBank của TPBank, E-Zone của BIDV…

Cuộc CMCN 4.0 mang đến những cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình phát triển trên nhiều khía cạnh như: Gia tăng việc tiếp cận quốc tế cho các ngân hàng trong nước; Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại; Nâng cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận. Từ đó giúp các ngân hàng Việt Nam nâng mình lên một tầm cao mới, phát triển và nâng cao sức cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Nhưng CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành Ngân hàng như: Khoảng trống chính sách đòi hỏi phải xây dựng quy định pháp lý mới đáp ứng nhu cầu cải cách công nghệ ngành Ngân hàng; Mô hình kinh doanh và nguồn lực tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản của các ngân hàng cần được khắc phục để thích ứng với xu hướng ứng dụng công nghệ cao; Rủi ro về công nghệ thông tin, an ninh bảo mật, tội phạm công nghệ; Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Khuyến nghị một số giải pháp để các ngân hàng thích ứng với cuộc CMCN 4.0 như sau: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo môi trường sinh thái tốt cho các tổ chức tín dụng (TCTD) và các công ty Fintech phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số; Chú trọng đầu tư, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng về CNTT để có thể hiện đại, tự động hóa hầu hết các quy trình nghiệp vụ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng công nghệ số; Xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại - dựa vào nền tảng công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều và thông minh hóa của CMCN 4.0; Tăng cường công tác quản lý an ninh mạng, đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng trung tâm Dự phòng dữ liệu; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao cho NHNN và các TCTD.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.96464 sec| 805.148 kb