Theo Thông cáo của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, kỳ họp thứ 26 do đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng tại một số cơ quan, tổ chức. Trong số đó, UBKT Trung ương kết luận là Đảng ủy Ngân hàng BIDV.
Ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm xảy ra tại BIDV. |
Sai phạm có tính hệ thống
Theo kết luận của UBKT Trung ương, đối với Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV (nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020) đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để BIDV có nhiều vi phạm nghiêm trọng mang tính hệ thống trong thực hiện quy chế làm việc, quy định về phân cấp thẩm quyền và quy trình, thủ tục cấp tín dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm tăng nợ xấu, nhất là các khoản nợ có khả năng mất vốn; để nhiều cán bộ vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước, bị xử lý hình sự; làm giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, đến thu nhập, việc làm và đời sống của người lao động Ngân hàng BIDV.
Đố với một số cá nhân, cụ thề: ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020. Ông Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB, sau là CBBank).
Đối cới ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy (BTVĐU), Phó Tổng Giám đốc và ông Trần Lục Lang, Ủy viên BTVĐU, Phó Tổng Giám đốc BIDV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BTVĐU; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại VNCB.
Ngân hàng BIDV sai phạm có tính hệ thống! |
Vi phạm nghiêm trọng phải xử lý kỷ luật
Cũng theo UBKT Trung ương, những vi phạm của ông Trần Bắc Hà là rất nghiêm trọng, vi phạm của BTVĐU Ngân hàng BIDV (nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020) và các ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Những các nhân khác trong BTVĐU Ngân hàng BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của BTVĐU và chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đến mức phải kiểm điểm, đề xuất hình thức xử lý theo quy định của Đảng.
Để xảy ra các vi phạm, khuyết điểm của Ngân hàng BIDV nêu trên có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. UBKT Trung ương yêu cầu Ban Cán sự Đảng NHNN Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm của Ngân hàng BIDV; kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng.
Liên quan đến Ngân hàng BIDV, trước đó vào tháng 1/2018, TAND TP Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sơ thẩm giai đoạn II đối với 46 bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại VNCB, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và BIDV. Tuy nhiên trong những ngày xét xử, ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt vì bệnh. Tại phiên tòa này, các luật sư xoáy vào số tiền 4.700 tỷ đồng mà VNCB vay của BIDV để tăng vốn điều lệ, chăm sóc khách hàng, trả nợ. Sau khi xảy ra vụ án, VNCB bị NHNN mua lại 0 đồng rồi đổi tên thành CBBank. Đại diện CBBank cho rằng không vay của BIDV. Cũng tại phiên tòa này, khi được HĐXX hỏi việc BIDV cho VNCB vay 4.700 tỷ đồng là đã làm theo quy trình ngược với Quyết định 1627 của NHNN. Ông Đoàn Ánh Sáng (đại diện lãnh đạo BIDV), cho rằng không thể làm theo quyết định 1627! Còn bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng Ban Pháp chế BIDV, cho rằng sau khi vụ án xảy ra, BIDV đã lập hội đồng kỷ luật đối với những người liên quan cho 12 công ty vay tiền, nhưng những sai sót đó không phải trọng yếu! Bà Phương cũng cho rằng nguồn tiền mà VNCB rút từ Sacombank để chuyển trả cho BIDV, theo quan điểm của BIDV là không quan tâm nguồn gốc từ đâu! |