Thứ 5, 18/04/2024, 21:48 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vitamin C có tác dụng tốt với người bị mụn trứng cá

Vitamin C có tác dụng tốt với người bị mụn trứng cá
(Tieudung.vn) - Vitamin C giúp cải thiện đáng kể các tổn thương do mụn gây ra nên bạn hãy thường xuyên bổ sung chúng vào cơ thể nhé.

Vitamin C là gì?

Vitamin C có tác dụng tốt với người bị mụn trứng cá

Vitamin C giúp trị mụn trứng cá hiệu quả.

Vitamin C là tên của hợp chất hóa học Acid ascorbic - dễ tan trong nước, ít tan trong rượu và dung môi hữu cơ. Vitamin C tương đối bền với nhiệt, tuy nhiên rất dễ bị oxy hóa bởi Oxi không khí. 

Vitamin C có nhiều trong các tự nhiên, cơ thể người cũng chủ yếu hấp thu và sử dụng dưỡng chất này từ đây. Vitamin C tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể, có vai trò và chức năng quan trọng với hệ miễn dịch, phòng ngừa lão hóa, tăng cường sức khỏe chung.

Ngoài bổ sung từ thực phẩm, Vitamin C cũng được tổng hợp dưới nhiều dạng như bột, viên nén, viên con nhộng, tinh thể,… để bổ sung tăng cường.

Tác dụng của Vitamin C lên mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tình trạng da bị viêm do lỗ chân lông bị tắc, dẫn đến sưng đỏ, mụn mủ, là những mụn bị viêm. Mụn trứng cá còn khiến nhiều người bị sẹo sau viêm và tổn thương da. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C có thể điều trị những triệu chứng này.

Giảm viêm

Tuổi tác, di truyền và hormone là những yếu tố nguy cơ gây ra mụn trứng cá. Hơn nữa, một số chủng vi khuẩn ở da phổ biến như Cuti Bacterium acnes (C. acnes) đều có thể gây ra tình trạng này. Vitamin C được cho là một chất chống viêm hiệu quả, từ đo có thể giảm sưng đỏ liên quan đến mụn trứng cá.

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 gồm 50 người, 61% người tham gia đã sử dụng kem dưỡng da có chứa 5% natri ascorbyl phosphate (SAP) - đã có những cải thiện đáng kể trong các tổn thương do mụn gây ra.

Trong một nghiên cứu nhỏ hơn, kéo dài 8 tuần ở 30 người, những người sử dụng 5% SAP đã giảm 48,8% các tổn thương do mụn. Hơn nữa, những người sử dụng kết hợp SAP và 2% retinol - một chiết xuất Vitamin A - đã giảm 63,1%.

Trị thâm mụn

Sau khi hết mụn, làn da cần thời gian để chữa lành. Nếu không được chữa lành đúng cách, sẹo thâm do mụn có thể phát triển gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ lâu dài. Sẹo mụn thường liên quan đến những trường hợp có mụn trứng cá mức độ nặng, viêm nang, nhưng chúng cũng có thể là kết quả của các trường hợp mụn thông thường.

Vitamin C có khả năng trị thâm mụn

Hơn nữa, tình trạng mụn trứng cá kéo dài, di truyền và những thao tác vật lý như nặn hoặc bóp mụn có thể làm tăng khả năng để lại sẹo. Có 3 dạng sẹo mụn phổ biến gồm, sẹo lõm, sẹo thâm và sẹo lồi.

Sẹo lõm xảy ra do thiếu hụt mô da và collagen, xuất hiện dưới dạng vết lõm nhỏ trên da. Sẹo thâm và sẹo lồi xuất hiện khi cơ thể sản xuất quá mức của collagen, sẹo xuất hiện dưới dạng mô sẹo dày, nổi lên trên bề mặt da.

Vitamin C điều trị sẹo mụn bằng cách tăng tổng hợp collagen, một loại đạm có khả năng cải thiện cấu trúc và tái tạo làn da khỏe mạnh. Do đó, loại vitamin này có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương do mụn.

Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 30 người đã ghi nhận những cải thiện đối với sẹo mụn sau khi sử dụng phương pháp phi kim. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lăn đầu kim nhỏ trên da để thúc đẩy quá trình làm lành và tăng cường sản xuất collagen, kết hợp với việc dùng kem bôi có chứa 15% vitamin C mỗi tuần một lần. Mặc dù vậy, vẫn chưa có kết quả nào rõ ràng để biết rằng liệu phương pháp phi kem, Vitamin C hay sự kết hợp của cả hai yếu tố này góp phần làm nên hiệu quả đối với làn da.

Hơn thế nữa, việc sử dụng phương pháp lăn kim là không phù hợp để điều trị sẹo thâm và sẹo lồi vì hai loại sẹo này là kết quả của việc giải phóng dư thừa lượng collagen.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.21463 sec| 786.641 kb