Rối loạn thận
Vỏ quả chanh chứa oxalat. Khi oxalat này tập trung trong cơ thể, nó kết tinh và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như sỏi thận và nhiễm trùng thận. Oxalat cũng có thể cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể.
Tiểu tiện thường xuyên
Chanh có thuộc tính lợi tiểu, làm tăng sản sinh nước tiểu trong thận. Nó giúp loại bỏ nhanh chóng lượng natri dư thừa và các độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước chanh có thể gây tiểu tiện thường xuyên.
Ợ nóng
Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ợ nóng. Ợ nóng sẽ gây đau tim. Giảm ăn các thực phẩm và đồ uống axit có thể giúp phòng tránh và giảm triệu chứng ợ nóng.
Loét dạ dày
Loét dạ dày là sự hình thành các vết loét, viêm bên trong lớp lót dạ dày, thực quản hay ruột non. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bắt nguồn từ lượng axit dư thừa trong cơ thể.
Như chúng ta đã biết, chanh có tính axit có thể gây mất cân bằng mức axit trong dạ dày, do đó uống quá nhiều nước chanh có thể gây tình trạng ăn mòn hoặc gây ra các vết loét lớp lót dạ dày, dẫn đến tình trạng loét dạ dày tá tràng.
Gây trào ngược dạ dày thực quản
Dùng quá nhiều chanh cũng có thể gây nên chứng trào ngược dạ dày với các triệu chứng như ợ nóng, nôn và buồn nôn.
Nguyên nhân là do hàm lượng axit trong loại trái cây này có thể làm suy yếu chức năng dạ dày thực quản và làm tăng lượng sản xuất axit trong dạ dày, dẫn đến lượng axit dư thừa di chuyển đến cổ họng gây ra cảm giác nóng.
Phá hủy men răng
Người uống nhiều nước chanh nên để ý đến hàm răng của mình. Acid trong chanh có thể làm mòn đi lớp men bảo vệ hàm nhai của bạn, dẫn tới sâu răng hay chứng răng nhạy cảm.
Bạn nên dùng ống hút hoặc uống thật nhanh để giảm lượng acid "tấn công" lên răng. Bạn cũng không nên uống nước chanh cả ngày thay cho nước uống bình thường. Không dùng nước súc miệng sau khi uống nước chanh, acid có thể lưu lại trên răng, gây hại nhiều hơn. Với đa số mọi người, một đến hai cốc nước chanh mỗi ngày là đủ.