Đồ ăn khô, cứng
Trẻ bị viêm tai giữa cần chú ý thói quen ăn uống. Nguồn ảnh: Internet
Những loại đồ ăn khô cứng sẽ khiến trẻ phải nhai nhiều. Cơ hàm của trẻ phải hoạt động mạnh. Điều này không hề tốt cho việc điều trị viêm tai giữa. Bởi nó làm quá trình phục hồi diễn ra lâu hơn.
Vì vậy khi con bị viêm tai giữa, mẹ nên làm những món ăn dễ nhai, nuốt cho bé.
Đồ ăn làm từ gạo nếp
Những thực phẩm được làm từ gạo nếp như bánh chưng, bánh rán, xôi,... thường hấp dẫn trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi con bị viêm tai giữa thì nên hạn chế ăn thực phẩm này. Bởi gạo nếp có tính ôn ấm. Khi ăn nhiều sẽ gây tình trạng nóng trong. Từ đó sẽ kích thích tạo mủ khiến tình trạng bệnh của con ngày càng chuyển biến xấu. Hơn nữa việc ăn đồ nếp trong quá trình điều trị bệnh có thể dẫn đến việc phản tác dụng của thuốc và phương pháp điều trị bệnh.
Vì vậy gạo nếp cũng là 1 loại thực phẩm bé cần kiêng khi bị viêm tai giữa.
Kiêng hải sản
Ngoài những thực phẩm được chế biến từ gạo nếp, thì hải sản nên được các bệnh nhân bị viêm tai giữa có mủ cần kiêng khem. Bởi khi ăn quá nhiều hải sản có thể kích thích sản sinh tế bào gây nặng nề hơn tình trạng sưng viêm, cũng như có thể dẫn đến triệu chứng ngứa ngáy và làm tăng lượng mủ tích tụ trong tai của bệnh nhân.
Kiêng thức ăn quá cứng
Khi bệnh nhân bị các vấn đề về tai, đặc biệt là viêm tai giữa có mủ, việc cơ hàm phải nhai liên tục những thức ăn quá cứng như: Các loại hạt, thịt quá dai,… có thể làm tăng tần suất hoạt động của cơ hàm. Khi đó, có thể sẽ làm giảm khả năng phục hồi đáng kể của tai, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Kiêng thực phẩm chứa nhiều đường
Đường tuy là gia vị phổ biến đối với nền ẩm thực nói chung tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều đường, thậm chí bạn có thể bị “nghiện” đường. Không những thế, thức ăn chứa nhiều đường luôn đe dọa sức khỏe tiềm ẩn của cơ thể con người, trong đó có bệnh viêm tai giữa có mủ.
Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên đối với bệnh nhân viêm tai giữa của mình rằng, nên giảm lượng đường tiêu thụ vào cơ thể trong ngày. Bởi việc sử dụng quá nhiều đường, có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó, đề kháng cơ thể sẽ kém hơn những người ít tiêu thụ đường, khiến các tác nhân như vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh. Bệnh nhân bị viêm tai giữa có mủ cần kiêng những thức ăn quá nhiều lượng đường như: Bánh kẹo, trà sữa, nước ngọt đóng chai,…
Bé bị viêm tai giữa nên ăn gì?
Ngoài việc bé bị viêm tai giữa kiêng ăn gì, sau đây là một số loại thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa nên bổ sung trong quá trình bị bệnh đó là:
Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, các loại nước uống tự làm tại nhà và các loại trái cây khô;
Vitamin C cho trẻ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạch cầu tiêu diệt các mầm bệnh. Thêm vitamin C vào chế độ ăn trong quá trình điều trị viêm tai giữa với các thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng như việt quất...;
Vitamin A và kẽm (cà rốt, cà chua) được bổ sung khi bị bệnh cũng giúp trẻ giảm tình trạng viêm tai nhờ tính chất chống oxy hóa;
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tai giữa cần phải đảm bảo bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E và kẽm và vitamin, tất cả các hoạt chất này có tác dụng giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót bên trong tai ngoài và hạn chế các triệu chứng đau nhức tai do bệnh gây ra.