Thứ 3, 15/10/2024, 21:48 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tìm ra 'thủ phạm' gây ra dịch phổi TQ

Tìm ra 'thủ phạm' gây ra dịch phổi TQ
(Tieudung.vn) - Bệnh viêm phổi lạ mà hàng chục người Trung Quốc mắc phải xuất phát từ một loại coronavirus mới cùng họ với virus gây đại dịch SARS.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một chủng virus Corona mới trong 15 trên 57 bệnh nhân với cùng một triệu chứng bệnh ở thành phố Vũ Hán. Tỉnh Hồ Bắc cho biết virus này đã được xác định ban đầu là nguồn bệnh dẫn đến đợt bùng phát – đài truyền hình trung ương CCTV đưa tin hôm 9/1.

CCTV cho biết các nhà khoa học đã thu thập được toàn bộ chuỗi gen của virus này, tách ra từ cơ thể một bệnh nhân. Dưới kính hiển vi điện tử, virus này có hình dạng “điển hình của virus Corona”.

viêm phổi
 

Corona là một họ virus lớn, gây ra các bệnh lý từ cảm cúm thông thường đến SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) – theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Triệu chứng có thể biểu hiện từ sốt, ho cho đến suy thận, và một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Một số Corona virus có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người, song một số khác lại không.

Virus này được phát hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán vào ngày 12.12. Kể từ đó, tổng cộng 59 người đã nhiễm bệnh, với 7 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch ở một số giai đoạn, Bộ Y tế Trung Quốc cho biết hôm 5.1.

Các nhà chức trách nói rằng không có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người và không có nhân viên y tế nào bị nhiễm bệnh.

Theo WHO, coronavirus có thể lây nhiễm cho cả người và động vật. Coronavirus gây ra SARS xuất phát từ cầy hương, một loài động vật hoang dã được coi là đặc sản ở các vùng miền nam Trung Quốc, nơi dịch bệnh khởi nguồn. Trong khi đó, virus MERS xuất phát từ lạc đà một bướu.

Giáo sư Leo Poon, nhà virus học tại Đại học Hong Kong và là chuyên gia SARS, cho biết: Coronavirus có thể được tìm thấy ở nhiều loài động vật, bao gồm lợn, gia súc, chó, mèo, dơi và chim. 6 coronavirus gây nhiễm cho người - 4 trong số chúng thường gây cảm lạnh thông thường và 2 loại còn lại là SARS và MERS.

"Nhiều loại coronavirus ở động vật là vô hại đối với con người. Chủng coronavirus mới có thể là do con người tiếp xúc với động vật mà chúng ta thường không tiếp xúc trước đây" - Giáo sư Leo Poon nói.

Giống như SARS và MERS, có thể không có thuốc đặc trị hiệu quả nhắm trực tiếp vào coronavirus mới, nhưng các phương pháp điều trị dựa trên triệu chứng - như giảm sốt, hỗ trợ hô hấp có để chữa các triệu chứng, theo ông Poon.

"Cho đến nay không có bệnh nhân nào chết vì căn bệnh này và dường như các phương pháp điều trị hỗ trợ có hiệu quả" - ông Poon nói.

Trong một tuyên bố ngày 9.1, WHO cho biết: "Trong những tuần tới, cần có thông tin toàn diện hơn để hiểu về tình trạng hiện tại và dịch tễ của dịch và bức tranh lâm sàng. Cần phải điều tra thêm để xác định nguồn gốc, phương thức lây truyền, mức độ lây nhiễm và biện pháp đối phó được thực hiện".

WHO sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và trước bất kỳ việc áp dụng hạn chế đi lại hoặc thương mại nào đối với Trung Quốc dựa trên thông tin hiện có.

Nhưng trên khắp Châu Á, các chính phủ đã đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa như kiểm tra thân nhiệt ở sân bay.

Ngày 8.1, Hàn Quốc một trường hợp nghi ngờ liên quan đến bệnh viêm phổi ở Vũ Hán. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, bệnh nhân, một phụ nữ Trung Quốc đến Vũ Hán vào tháng 12, đã được cách ly và đang được điều trị và xét nghiệm thêm.

Tại Hong Kong, 38 người đã được phát hiện bị sốt hoặc có triệu chứng hô hấp sau khi đi từ Vũ Hán. 21 người trong số đó đã được ra viện và cho đến nay không ai được xác định có liên quan đến dịch ở Vũ Hán.

Tại Singapore, hành khách đến từ Vũ Hán được yêu cầu đo tra thân nhiệt.

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.12563 sec| 789.656 kb