Bộ Y tế đặt mục tiêu có vắc xin Covid-19 Việt Nam trong năm 2021 (Ảnh: VGP)
Theo Bộ Y tế mục tiêu cụ thể là thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất vắc xin tại Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Rút ngắn thời gian thử nghiệm, cấp phép nhưng bảo đảm các điều kiện quy định
Đồng thời, tăng cường hợp tác với các nước, các nhà sản xuất nước ngoài để chuyển giao công nghệ hoặc nhập khẩu vắc xin bán thành phẩm về đóng ống, sản xuất tại Việt Nam. Huy động các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn xã hội hóa để nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất vắc xin để có đủ vắc xin đáp ứng nhu cầu tiêm phòng cho nhân dân.
Theo dự thảo, Bộ Y tế rà soát, sửa đổi các quy định theo hướng rút gọn, rút ngắn thời gian thử nghiệm, cấp phép nhưng bảo đảm các điều kiện theo quy định. Yêu cầu các đơn vị nghiên cứu vắc xin thúc đẩy quá trình thử nghiệm vắc xin, rút ngắn tối đa thời gian của các giai đoạn 1, 2, 3, có phương thức thử nghiệm phù hợp.
Các đơn vị nghiên cứu, sản xuất xây dựng các đề án thử nghiệm lâm sàng theo các giai đoạn, đề xuất việc thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp phê duyệt để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, cấp kinh phí thử nghiệm.
Khi kết quả thử nghiệm lâm sàng thành công, các đơn vị xây dựng Đề án sản xuất vắc xin, đề xuất nguồn vốn đầu tư sản xuất cho phù hợp. Trường hợp cần hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để sản xuất, các đơn vị xây dựng dự án, báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về khoa học và công nghệ.
Trường hợp vắc xin trong nước được cơ quan có thẩm quyền đặt hàng theo quy định thì Bộ Tài chính ban hành giá tối đa trên cơ sở đề nghị của Bộ Y tế, Bộ Y tế ban hành mức giá cụ thể vắc xin sử dụng ngân sách trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá vắc xin sử dụng ngân sách địa phương. Các đối tượng không sử dụng ngân sách do đơn vị tự quyết định giá bán theo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí và có tích lũy hợp lý.
Theo dự thảo, kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ các nguồn: ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước); vốn của các tổ chức, doanh nghiệp; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các nhiệm vụ thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan.
Một tình nguyện viên tiêm thử nghiệm giai đoạn hai vaccine Nanocovax tại Hà Nội. (Ảnh: Nguồn internet)
Liên quan đến vắc xin để phòng Covid-19, đại diện Công ty Nanogen, nhà sản xuất vắc xin Nanocovax Việt Nam cho biết giai đoạn ba thử nghiệm vaccine Nanocovax dự kiến bắt đầu từ ngày 5/5 và kết thúc cuối tháng 6, sớm hơn 3 tháng so với kế hoạch do quá trình thử nghiệm hai giai đoạn đầu đang diễn tiến rất thuận lợi, các kết quả cho thấy vaccine sinh miễn dịch tốt.
Nếu kế hoạch này được Bộ Y tế phê duyệt, chúng tôi chuẩn bị song song vừa hoàn thiện giai đoạn hai, vừa tiêm giai đoạn ba", ông Quyết cho biết cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 ngày 14/4. Đây là lý do nhóm nghiên cứu cho rằng có thể đẩy nhanh hơn tiến độ thử nghiệm giai đoạn ba.
Hiện 554 tình nguyện viên, sau khi tiêm mũi hai giai đoạn hai có triệu chứng sốt nhẹ, đau chỗ tiêm tự hết, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi... Tất cả phản ứng này hết nhanh, không cần can thiệp y tế. Hiện, sức khỏe sau khi tiêm của các tình nguyện.