Thứ 2, 25/11/2024, 05:13 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sai lầm nên tránh khi ngâm chân mùa đông

Sai lầm nên tránh khi ngâm chân mùa đông
(Tieudung.vn) - Dưới đây là một số điều cấm kỵ cần đặc biệt chú ý khi ngâm chân vào mùa đông.

Ngâm chân quá lâu

Lưu thông máu ở bàn chân quá nhanh trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tương đối ở các bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt người cao tuổi có thể cảm thấy tức ngực, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu do máu lên não không đủ. Nếu cảm thấy khó chịu khi ngâm chân thì nên dừng lại ngay.

Sai lầm nên tránh khi ngâm chân mùa đông

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Nước ngâm chân nhiệt độ quá cao

Nhiều người cho rằng nước ngâm chân càng nóng càng tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ nước quá nóng sẽ kích thích các mạch máu giãn nở nhanh chóng, khiến quá trình lưu thông máu cục bộ tăng nhanh, có thể gây khó chịu về thể chất.

Việc ngâm chân ở nhiệt độ cao trong thời gian dài cũng có thể làm hỏng các mô bề mặt của da, gây khô, bong tróc và các vấn đề khác.

Ngâm chân ngay sau bữa ăn

Ngâm chân ngay sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa.

Một lượng lớn máu trong cơ thể con người tập trung ở hệ tiêu hóa sau bữa ăn, nếu ngâm chân vào thời điểm này sẽ làm tăng lượng máu ở chi dưới, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa và có thể dẫn đến chứng khó tiêu hoặc các vấn đề khác về hệ tiêu hóa.

Không chăm sóc bàn chân sau khi ngâm chân

Sau khi ngâm chân, làn da của bạn sẽ trở nên mềm mại hơn, việc chăm sóc chân đúng cách lúc này như bôi kem dưỡng ẩm có thể giúp da chân luôn khỏe mạnh.

Bỏ bê việc chăm sóc bàn chân sau khi ngâm chân có thể dẫn đến tình trạng da khô và nứt nẻ, đặc biệt là vào mùa đông.

4 lưu ý cần ghi nhớ khi ngâm chân nước ấm

Chậu ngâm chân

Ngâm chân bằng chậu làm từ gỗ là tốt nhất. Đặc biệt, khi ngâm chân bằng nước nóng pha cùng dược liệu thì mọi người cần tránh sử dụng chậu kim loại.

Lượng nước

Khi ngâm chân, nếu muốn đạt hiệu quả cao thì lượng nước ngâm chân phải đủ nhiều mới có thể kích thích được toàn bộ huyệt vị nằm trên chân. Mực nước thích hợp để ngâm chân nên nằm dưới mắt cá chân.

Nhiệt độ nước

Nhiệt độ cơ thể con người khoảng 36℃ ~ 37℃, nếu muốn ngâm chân đạt công dụng tối đa thì nhiệt độ của nước phải cao hơn thân nhiệt. Nhiệt độ nước thích hợp để ngâm chân nên từ 40-45℃.

Thời gian ngâm chân

Chỉ nên ngâm chân khoảng từ 15 - 20 phút và tuyệt đối không ngâm chân quá 30 phút. Bởi vì ngâm chân đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và làm tăng nhịp tim nên nếu ngâm chân quá lâu dễ làm tăng gánh nặng cho tim. Sau khi ngâm chân, bạn có thể dành 3-5 phút để xoa bóp lòng bàn chân sẽ giúp kích hoạt tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cải thiện giấc ngủ.

Những người đặc biệt nên cẩn thận khi ngâm chân

Phụ nữ : Phụ nữ mang thai sử dụng nước ngâm chân quá nóng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Người bị tiểu đường: Người bệnh có thể không cảm nhận được nhiệt độ của nước quá nóng do dây thần kinh cảm giác suy giảm, dễ gây bỏng.

Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch: Những người này tuyệt đối không nên ngâm chân. Việc này khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một số trường hợp có thể gây ra tình trạng hoại tử. Thay vì ngâm chân bạn nên massage nhẹ nhàng lòng bàn chân.

Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.41819 sec| 776.063 kb