Thứ 6, 22/11/2024, 10:29 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sai lầm "chết người" khi có thói quen dùng gừng kiểu này

Sai lầm "chết người" khi có thói quen dùng gừng kiểu này
(Tieudung.vn) - Sai lầm "chết người" khi có thói quen dùng gừng kiểu này cần bỏ ngay kẻo hối chẳng kịp.

Mô tả ảnh
 

Gừng là một trong những gia vị được dùng nhiều trong việc chế biến . Ngoài ra, gừng còn được dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều thói quen ăn gừng sai lầm sẽ gây hại cho sức khỏe mà nhiều người không biết.

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều gừng có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng cho cơ thể và sức khỏe. Sau đây là một số sai lầm ăn uống khi sử dụng gừng mà nhiều người hay mắc phải.

Dùng khi bị cao huyết áp

Theo nguồn tin từ Zing, nước gừng rất tốt đối với người có huyết áp thấp, nhưng với người huyết áp cao chỉ dùng gừng để ngâm chân chứ không nên uống vì rất nguy hiểm. Người huyết áp cao nếu uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp đang lên cao, sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng dương quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị cường huyết áp, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...

Dùng cho người bị trúng nắng

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, nước gừng tươi chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, không dùng cho những người bị trúng nắng.

Người bị rụng tóc

Tình trạng rụng tóc thường được xếp vào dạng bệnh lý có tính nhiệt. Trong khi đó, gừng vị cay, tính ấm, dùng lâu sẽ sinh nhiệt, dùng trị bệnh tính nhiệt hoàn toàn không hợp lý.

Bởi vậy, ngay cả khi gừng có tăng cường tuần hoàn máu, kích thích nang lông nở ra, thì đây vẫn không phải là lựa chọn thích hợp cho những người rụng tóc.

Người có nội nhiệt trầm trọng

Người có nội nhiệt nặng thường mang các biểu hiện như hay ho, nóng phổi, nóng dạy dày, thường xuyên nôn mửa, miệng hôi… Nhóm đối tượng này cần hạn chế dùng gừng tươi bởi vị cay nóng đặc trưng của gừng.

Nếu muốn ăn loại củ trên, người có nội nhiệt nên phối hợp cùng những loại thảo dược hoặc có tính hàn để trung hòa.

Ăn gừng vào buổi tối

Trong dân gian thường truyền tai nhau câu: “Trong vòng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong vòng một ngày, đêm không ăn gừng”, “Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm, buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín”.

Phụ nữ có thai và cho con bú

Gừng có thể giúp các mẹ bầu cải thiện triệu chứng buồn nôn do ốm nghén. Nhưng với phụ nữ trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
6.46959 sec| 784.328 kb