Kích ứng mắt
Các thành phần chống nắng, chẳng hạn như avobenzone, octinoxate hoặc oxybenzone... có thể gây kích ứng bề mặt trước của mắt. Điều này có thể dẫn đến mẩn đỏ, ngứa, châm chích và/hoặc cảm giác nóng rát. Nếu tình trạng kích ứng mắt kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần đi khám.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Dị ứng
Ngoài ra, một số người có thể nhạy cảm hoặc dị ứng với một số thành phần trong kem chống nắng. Việc tiếp xúc với những thành phần này trong mắt có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến sưng tấy.
Cay mắt
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, tình trạng bị cay mắt sau khi thoa kem chống nắng rất dễ gặp. Nguyên nhân chính là do kem chống nắng tiếp xúc trực tiếp với mắt, di chuyển vào giác mạc. Khi này, các dây thần kinh sẽ kích thích tuyến lệ hoạt động. Bạn sẽ dễ dàng bị chảy nước mắt và phần lòng trắng mắt sẽ xuất hiện các tia máu. Mắt của bạn có thể rơi vào trạng thái khó quan sát hơn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
Mặc dù kem chống nắng có thể gây cay mắt nhưng không có bất kỳ tổn thương mắt vĩnh viễn hoặc giảm thị lực nào được ghi nhận. Kem chống nắng khoáng chất (như titan dioxide hoặc kẽm oxit) ít gây cay mắt hơn so với kem chống nắng hóa học.
Làm gì khi kem chống nắng dính vào mắt?
Rửa mắt
Ngay lập tức rửa mắt bằng thật nhiều nước mát, sạch. Nghiêng đầu sang một bên và mở mắt bị ảnh hưởng, rồi dội nhẹ nước vào mắt. Để nước chảy qua mắt nhiều lần giúp loại bỏ kem chống nắng. Chớp mắt liên tục trong khi rửa bằng nước.
Tháo kính áp tròng (nếu có)
Cần tháo kính áp tròng bằng tay sạch nếu kem chống nắng dính vào mắt và vứt bỏ, thay thế bằng một cặp mới khi hết khó chịu mắt. Nếu không thể, hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tháo và vệ sinh thấu kính trước khi lắp lại.
Tránh dụi mắt
Dụi mắt có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và ngứa do kem chống nắng bắn vào mắt, nhưng hãy cố gắng tránh làm điều này. Chà xát có thể gây kích ứng thêm và làm nặng thêm vấn đề. Không chỉ vậy, nếu dụi mắt bằng tay chưa rửa sạch, sẽ có nguy cơ đưa thêm các chất kích thích vào mắt hoặc thậm chí gây nhiễm trùng.
Nếu cảm giác khó chịu kéo dài hoặc bị đau dữ dội, thay đổi thị lực hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác, bạn nên đi khám.
Cách bảo vệ vùng da quanh mắt khỏi ánh nắng mặt trời
Để bảo vệ tối ưu cho vùng da quanh mắt, ngoài việc thoa kem chống nắng, bạn cũng cần lưu ý 1 số điều sau:
Cố gắng tránh ra ngoài trời khi mặt trời lên đến đỉnh điểm, tránh khung giờ từ 10h sáng đến 4h chiều. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hoặc bạn muốn tắm nắng, hãy đeo kính râm hoặc kính bảo hộ được thiết kế để ngăn chặn hoặc hấp thụ tia UV.
Đặc biệt lưu ý, nếu bạn nhận thấy một vết sưng mới hoặc tổn thương giống như mụn xung quanh mi của bạn, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bởi bệnh ung thư da ở khu vực này có xu hướng phát hiện muộn vì mọi người rất hiếm khi để ý đến sự thay đổi của vùng mi mắt.