Tác dụng của sữa chua
Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng
Sữa chua giúp hỗ trợ tiêu hóa, ăn ngon miệng... |
Những phụ nữ bị hiện tưọng tiêu hóa kém hoặc muốn tăng cường chức năng tiêu hóa có thể ăn một lượng sữa chua phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh.
Các thành phần của sữa chua giúp ngon miệng và tăng cường tiêu hóa rất tốt.
Ngăn ngừa ung thư
Sữa chua không chỉ có các chất hỗ trợ chức năng hoạt động của đường ruột mà còn chứa một lượng lớn các vi khuẩn giúp ngăn ngừa phòng chống sự xuất hiện của các tế bào ung thư.
Những vi khuẩn này hoạt động đều đặn sẽ giúp cho cơ thể tiêu diệt sớm những mầm bệnh ung thư ở thời kỳ đầu.
Làm giảm cholesterol
Phụ nữ vào độ tuổi mãn kinh sẽ có hiện tượng cholesterol tăng cao dần lên.
Ăn sữa chua sẽ giúp ổn định lượng cholesterol vừa phải và cũng giúp phòng ngừa các biến chứng phát sinh khác.
Tăng vi khuẩn có lợi, giảm vi khuẩn gây hại
Sữa chua là sản phẩm công nghệ lên men sinh học nên những vi khuẩn có trong sữa chua đa phần là vi khuẩn có lợi đối với đường ruột.
Thường xuyên ăn sữa chua giúp các vi khuẩn này hoạt động ổn định đồng thời loại bỏ các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào đường ruột.
Hỗ trợ điều trị táo bón
Nhiều phụ nữ mắc phải bệnh táo bón. Trong sữa chua có một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Sữa chua thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ sản sinh một lượng lớn tế bào, thay đổi áp suất thẩm thấu thức ăn, cải thiện và hạn chế hiện tượng táo bón.
Tăng cường sức khỏe cho người ốm yếu
Những người có vóc dáng ốm yếu, suy nhược, có thể ăn thêm sữa chua để nâng cao sức đề kháng.
Trong sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic, có thể sản xuất một số chất để tăng cường chức năng miễn dịch, giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật. Thành phần sữa chua chứa hàm lượng canxi cao, đồng thời còn có acid lactic đóng vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi rất hiệu quả.
Những người không nên ăn sữa chua
Người tiểu đường không nên ăn sữa chua có đường. |
Trẻ em dưới một tuổi không nên dùng sữa chua. Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng sữa chua.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tụy tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu sữa chua là đủ
Dù có yêu thích sữa chua đến đâu thì bạn cũng đừng nên ăn quá nhiều, đặc biệt là sau các bữa ăn bởi điều này có thể làm trọng lượng cơ thể bạn tăng lên nhanh chóng.
Sở dĩ bạn không nên ăn sữa chua sau bữa ăn là bởi bản thân sữa chua đã chứa một nhiệt lượng nhất định nên nếu bạn ăn ngay sau khi vừa ăn cơm thì đồng nghĩa với việc bạn nạp thêm năng lượng thừa vào cơ thể và tăng cân là điều không thể tránh.
Với người khoẻ mạnh, tốt nhất mỗi ngày chỉ ăn từ một đến hai cốc sữa chua. Và thời điểm tốt nhất để dùng món ăn này là sau bữa ăn khoảng 30 phút đến một tiếng để điều tiết những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.