Huyết áp là gì?
Tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp. Nguồn ảnh: Ảnh minh họa.
Huyết áp (HA) là lực tác động của máu lên lên thành các động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg mà được xác định bằng cách đo huyết áp.
Khi nào biết bị tăng huyết áp?
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chẩn đoán tăng huyết áp khi trị số trung bình qua ít nhất hai lần đo của huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg, trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp. Hiện nay, việc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà rất phổ biển và tiện lợi cho người bệnh để theo dõi bệnh tình. Việc đo huyết áp tại nhà để khẳng định chẩn đoán, cần đảm bảo 3 điều sau:
1. Mỗi lần đo huyết áp cần đo hai lần liên tiếp, cách nhau khoảng 1p ở tư thế ngồi.
2. Cần đo huyết áp 2l/ngày, tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
3. Cần đo huyết áp liên tục ít nhất 4l/ngày, lý tưởng là 7 ngày. Loại bỏ ngày đầu tiên và sử dụng giá trị trung bình của các lần đo còn lại (≥135/85 mmHg) để khẳng định chẩn đoán.
Ai dễ bị tăng huyết áp
Tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp. Nam giới hoặc phụ nữ sau mãn kinh. Có cha mẹ, anh chị em ruột bị tăng huyết áp. Uống rượu nhiều (ai uống hơn 60g cồn mỗi ngày thì bị dễ tăng huyết áp gấp 1,5 lần người không uống), béo phì. Ngoài ra, một số người mắc một số bệnh nội khoa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường týp 2, hội chứng chuyển hóa... sẽ mắc tăng huyết áp.