Thế nào là ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng với tất cả mọi người ở tất cả mọi độ tuổi để đảm bảo một sức khỏe tốt và năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Mọi người thường có xu hướng cắt giảm thời gian dành cho giấc ngủ của họ cho công việc, cho gia đình hoặc thậm chí cho các nhu cầu giải trí của bản thân như xem phim, nghe nhạc, chơi điện tử.... Hậu quả trước mắt là tình trạng mệt mỏi buồn ngủ vào ngày hôm sau sẽ ảnh hưởng đến năng suất công việc.
Nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch trạng như bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ..... thậm chí làm giảm tuổi thọ.
Thời gian dành cho giấc ngủ tùy thuộc và độ tuổi của mỗi người. Nhìn chung trẻ em cần ngủ nhiều hơn so với người lớn. Viện Hàn lâm Y học giấc ngủ Mỹ và hiệp hội nghiên cứu giấc ngủ đưa ra khuyến nghị về thời gian ngủ cần thiết cho mỗi nhóm tuổi:
Do đó, việc hình thành một thói quen ngủ nghỉ đúng thời gian là điều hết sức quan trọng nhằm cải thiện sức khỏe bản thân:
Tuân thủ thời gian ngủ cố định: Cố gắng hình thành thói quen đi ngủ cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi buổi sáng kể cả vào những ngày nghỉ.
Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, thư giãn và luôn ở mức nhiệt độ khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu.
Hạn chế sử dụng những thiết bị điện tử như tivi, máy tính hay điện thoại thông minh trước khi đi ngủ.
Tránh ăn quá no, sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine và uống rượu bia trước khi đi ngủ.
Không hút thuốc lá, kèm theo đó là chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày có thể khiến cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn ban đêm.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn không ngủ đủ giấc?
Não hoạt động kém
Theo CDC, ngủ không đủ giấc là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, hơn 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ ngủ ít hơn số giờ được khuyến nghị (7-8 tiếng). Bất kể lý do gì, ngủ ít đều ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não, làm suy yếu khả năng giải quyết vấn đề, làm chậm tốc độ nhận thức và giảm các kỹ năng tư duy xây dựng và suy luận logic.
Ngủ ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao
Huyết áp, nhịp tim và nồng độ protein phản ứng C cao hơn khi ngủ ít, từ đó đẩy cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngủ ít gây béo phì
Do mất cân bằng hormone, người thiếu ngủ tăng sự thèm ăn dẫn tới béo phì. Ngoài ra, họ còn khó kiểm soát hành vi dẫn đến việc tự làm hại sức khỏe. Kể từ khi mối liên quan giữa thiếu ngủ và tăng cân được thừa nhận, thì tầm quan trọng của việc ngủ đủ 6 - 8 tiếng/ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc giảm cân. Ngủ đủ được chứng minh là có tác dụng trong việc giảm cân như việc đi tập gym và ăn nhiều rau quả.
Ngủ ít làm giảm khả năng chăn gối
Các chuyên gia về giấc ngủ chỉ ra rằng, khi thiếu ngủ, cả nam và nữ đều có xu hướng giảm hứng thú tình dục. Nghiên cứu của tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism cho thấy, nam giới mắc chứng ngưng thở khi ngủ có nồng độ testosterone thấp hơn hẳn. Khả năng sinh lý của họ cũng sụt giảm khi thường xuyên mất ngủ.