Thứ 2, 25/11/2024, 05:15 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lưu ý quan trọng khi ăn quả vải bạn cần nhớ

Lưu ý quan trọng khi ăn quả vải bạn cần nhớ
(Tieudung.vn) - Quả vải được rất nhiều người ưa chuộng nhưng bạn cần chú ý điều dưới đây khi ăn chúng để không hại sức khỏe.

Tổng quan về quả vải thiều

Lưu ý quan trọng khi ăn quả vải bạn cần nhớ

Quả vải được rất nhiều người ưa chuộng nhưng bạn không nên ăn lúc đói. Nguồn ảnh: Internet

Quả vải thiều là một loại trái cây nhiệt đới, cùng họ với chôm chôm và nhãn. Cây vải thiều được trồng chủ yếu ở các vùng cận nhiệt đới trên khắp thế giới và đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc cũng như Đông Nam Á.

Quả vải thiều được biết đến với hương vị ngọt ngào, có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng để chế biến thành rượu vang, nước trái cây và thạch. Trong quả vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nổi bật hơn cả là các loại vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Nhìn chung, quả vải có lớp vỏ màu đỏ hồng nhưng không ăn được. Sau lớp vỏ này là phần thịt màu trắng, bao xung quanh một hạt sẫm màu nằm ở trung tâm của quả.

Quả vải có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm hình tròn, hình trái tim hoặc hình bầu dục. Khi còn non, loại quả này có lớp vỏ ngoài màu xanh hơi cứng và sẽ chuyển sang màu đỏ hồng khi chín. Nhờ hương vị hấp dẫn và mùi thơm dễ chịu, quả vải được sử dụng rộng rãi trong nhiều công thức đồ uống, chẳng hạn như trà đá, nước ép hoặc cocktail. Ngoài ra, những quả vải thiều chín cũng được chế biến thành dạng kem cho các món bánh ngọt và bánh pudding.

Công dụng ẩm thực của quả vải thực sự rất đa dạng, không những vậy nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú, giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Tác dụng nổi bật của trái vải với cơ thể

Bổ sung vitamin dồi dào

Trong trái vải có nhiều vitamin C, E, K, B6 rất cần thiết và có lợi cho cơ thể.

Chỉ cần 1 trái vải, cơ thể nhận thêm 10% hàm lượng vitamin B6 cần thiết cho 1 ngày. Đây là loại vitamin đóng vai trò cần thiết trong 1 số hoạt động của cơ thể như tiêu hóa, phân hủy thức ăn, tham gia tạo hồng cầu, giúp cơ thể chống viêm.

1 chén vải chỉ cung cấp 125 calories, giúp bạn bổ sung chất xơ dồi dào, vitamin cần thiết, và giúp giảm cơn thèm ngọt hiệu quả. Đó là những lợi điểm tuyệt vời để liệt trái vải vào danh sách thực đơn cho người .

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ hàm lượng vitamin C tương đối cao của trái vải, vốn là dưỡng chất trong nhóm hàng đầu có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật, đặc biệt là cảm cúm.

Theo Livestrong, 1 chén vải chứa khoảng 135mg vitamin C. Nhờ hàm lượng vitamin C tương đối cao của trái vải, sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật, đặc biệt làm cảm cúm.

Chất giảm đau tự nhiên

Trong trái vải có hợp chất flavonoid, có như chất giảm đau giúp chặn đứng quá trình viêm sưng và ngăn chặn sự tổn hại các mô khi cơ thể bị tổn thương do tác động từ bên ngoài.

Điều hòa huyết áp

Trái vải là giàu kali. Và kali là yếu tố cần thiết để cơ thể kiểm soát huyết áp. Bên cạnh đó, vải cũng chứa hàm lượng sodium (natri) vô cùng thấp nên càng trở nên lý tưởng cho việc điều hòa, kiểm soát huyết áp.

Chống lại các gốc tự do, ngừa ung thư hiệu quả: Trái vải là loại trái thứ 2 chỉ sau dâu tây chứa lượng chất chống oxy hóa và polyphenol dồi dào, giúp cơ thể  “tả xung hữu đột” với các gốc tự do vốn gây nhiều bất ổn cho cơ thể.

Bảo vệ tim, ngăn ngừa những bệnh về tim mạch: Hàm lượng vitamin C cao trong trái vải hữu ích cho việc bảo vệ tim, hợp chất oligonol (R) vô cùng quý giá trong trái vải giúp cho tim khỏe hơn. Thịt trái vải lại có nhiều hợp chất flavonoid có vai trò cải thiện chức năng mạch máu và ngăn ngừa những bệnh về tim mạch.

Nghiên cứu cho thấy những người ăn trái vải thường xuyên giảm tần suất gây nhồi máu cơ tim so với những người khác.

Lưu ý quan trọng khi ăn quả vải 

Theo Plo. viện dinh dưỡng đã chỉ ra một nghiên cứu tại Ấn Độ được đăng trên tạp chí Lancet vào tháng 4-2017 cho thấy khi ăn vải lúc đói, kết hợp yếu tố nhịn đói bữa tối hôm trước có liên quan tới các ca bệnh cấp tính liên quan đến thần kinh và có tỉ lệ tử cong cao.

Cụ thể, ở Muzaffarpur - vùng trồng vải lớn nhất Ấn Độ hằng năm đều xảy ra các vụ bùng phát bệnh thần kinh cấp tính với tỉ lệ tử vong cao ở trẻ em. Nghiên cứu nói trên ở 390 bệnh nhân (trong đó có 122 người chết) đã phát hiện chất hypoglycin A và methylencyclopropyl glycine (PG) trong nước tiểu các bệnh nhân. Xét nghiệm cũng cho thấy hàm lượng các chất này trong quả vải xanh cao gấp 2-3 lần so với vải chín. Hypoglycin A và MCPG là hai chất gây ra triệu chứng hạ đường huyết và triệu chứng bệnh não ở động vật thí nghiệm, do ức chế quá trình chuyển hóa acid béo thành đường glucose.  

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào công bố về hàm lượng hypoglycin A và MCPG trong quả vải ở Việt Nam nhưng theo các nghiên cứu đã công bố trên thế giới, để đảm bảo an toàn khi ăn vải, người Viện Dinh dưỡng quốc gia cần lưu ý:

- Người tiêu dùng tuyệt đối không ăn quả vải xanh, vải chưa chín hẳn, tránh ăn hạt vải hoặc nhai, cắn phải hạt vải.

- Người tiêu dùng không nên ăn vải lúc đói vì hàm lượng đường trong vải tươi sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, dẫn đến gây viêm nhiệt hoặc các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Theo đó để đảm bảo an toàn người dân nên ăn vải sau bữa ăn để tránh hạ đường huyết.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.29960 sec| 804.109 kb