Thứ 7, 23/11/2024, 02:19 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Khi kinh nguyệt có dấu hiệu này bạn cần đi khám gấp

Khi kinh nguyệt có dấu hiệu này bạn cần đi khám gấp
(Tieudung.vn) - Khi kinh nguyệt có dấu hiệu này bạn cần đi khám gấp - các bạn nhớ chú ý ngay kẻo hối không kịp.

Một chu kỳ bình thường kéo dài khoảng 28 – 32 ngày. Nhưng, tùy theo cơ địa và sức khỏe của từng người, chu kỳ kinh có thể dao động ngắn hơn 7 ngày (21 ngày) hoặc dài hơn 7 ngày (35 ngày). Trong chu kỳ bình thường, có khoảng 3 – 5 ngày chảy máu kinh, lượng máu kinh mất đi khoảng 50ml, màu đỏ đậm, có lẫn nhiều mảnh vụn, không có mùi hôi.

Mô tả ảnh
 

Máu kinh màu đen sẫm

Một là do máu kinh bị đọng lại trong cổ tử cung, không thoát được ra ngoài hết, cho nên bị oxi hóa và có màu đen sẫm. Trường hợp này thường xuất hiện vào 1 – 2 ngày cuối của chu kỳ kinh và không có gì đáng lo ngại.

Hai là do một số chứng như viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lây qua đường tình dục. Đặc biệt, kinh nguyệt màu đen thẫm cũng là một trong những biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung, một căn bệnh dễ gây vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ. Do đó, nếu thấy hiện tượng máu kinh của màu đen thẫm đi kèm với những cơn đau bụng dữ dội kéo dài, sốt nhẹ và kinh nguyệt vón cục thì hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nhé.

Rong kinh

Rong kinh là hiện tượng người phụ nữ có kinh vài lần trong 1 tháng. Rong kinh khiến người phụ nữ mất đi nhiều máu, có thể dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người phụ nữ. Bên cạnh đó rong kinh cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng cơ quan sinh sản và hệ nội tiết có dấu hiệu bất thường.

Chậm kinh

Là hiện tượng trái ngược với rong kinh, chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, có khi vài tháng hoặc nhiều tháng mới có kinh lại. Đây là dấu hiệu sự bất thường của hệ nội tiết tố gây nên.

Tags:
5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.62041 sec| 772.188 kb