Bộ Y tế vừa có kế hoạch điều chỉnh phân bổ lô vắc xin Covid-19 đợt 2 do COVAX Facility hỗ trợ_internet
Theo đó, với 80.000 liều cấp cho quân đội. thì quân đội để tiếp nhận 35.000 liều, bảo quản và triển khai tiêm chủng cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý; cấp 34.350 liều cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật 44 tỉnh thành gồm khu vực miền Bắc 15.450 liều, miền Trung 8.200 liều, Tây Nguyên 3.450 liều, và khu vực miền Nam 7.250 liều.
Ngoài ra, cấp bổ sung 10.650 liều cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh An Giang 2.200 liều; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh 2.250 liều; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang 2.200 liều; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp 2.000 liều; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An 2.000 liều.
Những liều vắc xin được cấp bổ sung này để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ, ngoài lực lượng quân đội, công an.
Cũng theo quyết địn này, với số lượng 30.000 liều cấp cho công an điều chỉnh cấp cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật 62 tỉnh, thành. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh báo cáo Sở Y tế phối hợp với Công an tỉnh tiếp nhận, bảo quản,và cấp phát số vắc xin này cho lực lượng công an tỉnh để tổ chức tiêm.
Được biết, ngày 1/4, Bộ Y tế tiếp nhận 811.200 liều vắc xin AstraZeneca do chương trình COVAX Facility hỗ trợ. Ngày 7/4, Bộ Y tế có quyết định phân bổ vắc xin đợt 2. Hiện đã có 49/63 tỉnh, thành phố tiếp nhận vắc xin đợt 2; 14 địa phương còn lại sẽ tiếp tục được phân bổ trong thời gian tới.
Các địa phương phải hoàn thanh tiêm chủng vắc xin đột 2 của COVAX Facility trước ngày 05/5. (Ảnh: internet)
Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, tin từ do Bộ Y tế cho biết thêm, từ 16/4, đã có yêu cầu các địa phương được phân bổ vắc xin Covid-19 của COVAX phải nhanh chóng tổ chức tiêm theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ, và cần tổ chức tiêm nhanh chóng, hoàn thành trước ngày 5/5/2021. Địa phương nào không thực hiện tiêm hết, Bộ Y tế sẽ thu hồi theo tinh thần Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “không được phép để bất cứ liều vắc xin nào phải huỷ do không tổ chức tiêm được”.
Về vấn đề an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế khẳng định, Việt Nam tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 theo đúng kế hoạch. Hiện nay chúng ta đã tiêm chủng cho hơn 73.000 người.
Theo Bộ Y tế: Quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.Hiện chỉ có khoảng 1‰ (một phần nghìn) trường hợp có phản ứng quá mẫn sau tiêm. Tất cả đều được xử trí đúng theo quy định, sức khỏe của những người này đều đã ổn định, trở lại đi làm sau 1-2 ngày theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế.
Đặc biệt, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng vắc xin AstraZeneca.
Kiểm tra khai báo y tế các chuyên gia nhập cảnh tại cửa khẩu. (Ảnh: internet)
Ngày 16/4 Bộ Y tế cũng có Công văn2924/CV-BCĐ về quản lý đối với các trường hợp thân nhân chuyên gia xin nhập cảnh Việt Nam để phòng chống dịch covid-19. Bộ Y tế đề nghị các Bộ, Cơ quan ngang Bộ và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung liên quan đến việc quản lý các trường hợp xin nhập cảnh Việt Nam cụ thể như sau:
Tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung đề cập tại Công văn số 1113/CV-BCĐ ngày 23/02/2021 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về quản lý đối với các trường hợp xin nhập cảnh Việt Nam;
Với các trường hợp là thân nhân (bố, mẹ, vợ, chồng, con) của các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp (gọi chung là chuyên gia) nhập cảnh Việt Nam để làm việc, áp dụng thực hiện như đối với các chuyên gia theo hướng dẫn tại Công văn số 2847/CV-BCĐ ngày 23/5/2020 và Công văn số 3949/CV-BCĐ ngày 24/7/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia, theo đó UBND cấp tỉnh quyết định danh sách thân nhân các chuyên gia sẽ được nhập cảnh, gửi danh sách cho Cục xuất nhập cảnh, Bộ Công an để xem xét giải quyết, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu về phòng chống dịch trước, trong và sau khi nhập cảnh.