Bệnh trứng cá đỏ là bệnh gì?
Bạn nên thận trọng với mụn trứng cá đỏ. Nguồn ảnh: Internet
Mụn thường xuất hiện trên da chúng ta khi bắt đầu vào tuổi dậy thì và có thể kéo dài dai dẳng không thể điều trị khỏi. Có rất nhiều loại mụn khác nhau, theo đó cũng sẽ có các phương pháp điều trị chăm sóc khác nhau. Vậy mụn trứng cá đỏ là bệnh gì?
Đa số chúng ta đều có khả năng bị mụn đỏ trên da, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì loại mụn trứng cá đỏ này xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng việc điều trị mụn trứng cá gặp rất nhiều khó khăn và thường xuất hiện ở những người trên 30 tuổi, biểu hiện da dễ bị lão hóa. Bệnh trứng cá đỏ có xu hướng xuất hiện ở những người có làn da sáng, tóc vàng và mắt xanh. Bệnh trứng cá đỏ có thể là do di truyền với những gia đình có người bị trứng cá đỏ thì các thế hệ sau có nguy cơ cao hơn. Phụ nữ dễ mắc bệnh này hơn nam giới, nhưng tình trạng của nam giới có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Khi các mao mạch trên da mặt giãn ra, bệnh trứng cá đỏ sẽ xuất hiện. Lúc này mụn trứng cá đỏ chủ yếu xuất hiện trên mặt, ít khi ở tai, lưng, ngực ... Bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như: sưng tấy, biến dạng khuôn mặt, thậm chí, mụn còn dần lan xuống mắt gây ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến thị lực. Triệu chứng mà những người mắc phải loại mụn này thường sẽ là xuất hiện nhiều mụn nhỏ, thường tập trung thành từng mảng to và gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh nó khiến vùng da bị mẩn đỏ.
Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị nhưng việc điều trị có thể giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện diện mạo của bệnh nhân. Trứng cá đỏ có rất nhiều loại và biểu hiện bệnh cũng khá đa dạng. Hình ảnh đặc trưng của bệnh nhân là một khối viêm đỏ, chứa đầy mủ, xuất hiện đột ngột. Bệnh phân bố chủ yếu ở mũi, trán và má.
Phân biệt 4 loại mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ
Mỗi kiểu mụn trứng cá đỏ sẽ có các triệu chứng riêng biệt sau đây:
Loại 1: Đỏ mặt và tĩnh mạch mạng nhện
Các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:
Đỏ bừng da ở vùng trung tâm của khuôn mặt;
Các mạch máu bị vỡ có thể nhìn thấy (tĩnh mạch mạng nhện);
Da sưng, nhạy cảm, có cảm giác châm chích hoặc bỏng rát;
Da khô, sần sùi hoặc bong vảy;
Dễ đỏ mặt hơn người khác.
Loại 2: Xuất hiện nốt mụn
Các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:
Xuất hiện nốt mụn giống như mụn trứng cá, thường là nơi da rất đỏ;
Da đổ dầu, rất nhạy cảm, có cảm giác bỏng hoặc châm chích;
Tĩnh mạch mạng nhện;
Xuất hiện vết sần trên da.
Loại 3: Da dày
Mụn trứng cá đỏ dạng này khá hiếm. Các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:
Da bắt đầu dày lên, đặc biệt là ở mũi (hay còn được gọi là rhophyma);
Da có thể dày lên ở cằm, trán, má và tai;
Xuất hiện các mạch máu bị vỡ;
Lỗ chân lông trong to hơn;
Lượng dầu thừa trên da tăng.
Loại 4: Xuất hiện trong mắt
Các dấu hiệu có thể gặp phải bao gồm:
Chảy nước mắt;
Đỏ mắt;
Cảm thấy khó chịu, thường có cảm giác như cát trong mắt;
Mắt rất khô, ngứa hoặc đau;
Mắt nhạy cảm với ánh sáng
Tầm nhìn mờ;
Có thể nhìn thấy các mạch máu bị vỡ trên mí mắt;
U nang trên mí mắt;
Khả năng thị lực suy yếu.