Nguyên nhân gây sinh non
Có nhiều nguyên nguyên nhân gây sinh non, nhưng 50% các ca sinh non cũng khó xác định được nguyên nhân gây ra. Thông thường, có các nguyên nhân gây chủ yếu dưới đây:
- Thai phụ nghiện thuốc, rượu bia hoặc chất kích thích nói chung.
- Thai phụ có tiền sử về sinh non, thai chết lưu…
- Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể. Thai phụ mắc những chứng bệnh nội tiết như cường giáp, cường tuyến thượng thận… Các chứng bệnh về huyết áp, tiền sản giật, suy hô hấp…
- Người mẹ mang thai bị chấn thương vùng bụng, quan hệ tình dục không đúng cách…
- Thai phụ bị xuất huyết do nhau tiền đạo, tử cung dị dạng, viêm màng ối, vỡ ối…
Cách tránh sinh non
Chọn thời điểm lý tưởng mang thai
Lời khuyên đầu tiên các chuyên gia dành cho bạn là không nên mang thai quá liền nhau. Thời gian giữa 2 lần mang thai phải cách nhau ít nhất là 18 tháng. Nghiên cứu cho thấy rằng, mang thai quá gần nhau sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở mẹ bầu.
Luôn giữ tâm trạng ổn định
Để tránh sinh non, các bà mẹ tương lai cần duy trì một tâm trạng lạc quan và ổn định. Cảm xúc vui vẻ có thể thúc đẩy sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi . Ngược lại, tâm trạng bất an, lo lắng, cáu giận lại có thể khiến cơ thể bài tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, máu sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non.
Sử dụng các loại vitamin trước khi sinh
Theo nghiên cứu, việc sử dụng các loại vitamin hàng ngày trong suốt thời kỳ mang thai sẽ giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ sinh non. Mẹ bầu cũng có thể hấp thụ vitamin từ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh của mình.
Kiểm soát cân nặng
Một trong những yếu tố quan trọng để có được thai kỳ ổn định chính là việc giữ cân nặng ổn định. Cân nặng tăng quá nhanh hay quá chậm cũng đều có thể gây khả năng sinh non. Chính vì thế, mẹ bầu nên duy trì việc tăng cân từ 11 đến 15 kg trong suốt thai kỳ là tốt nhất.