Những dấu hiệu thừa vitamin
Bạn cần thận trọng tình trạng thừa vitamin ở cơ thể. Nguồn ảnh: Internet
Nước tiểu đục, đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu tăng,.. là dấu hiệu thừa vitamin và cơ thể đang cố đào thải chúng qua đường nước tiểu.
Khô và nứt nẻ môi.
Kích ứng mắt, tăng độ nhạy cảm của mắt với ánh sáng.
Tim đập loạn nhịp, nhịp tim không đều.
Đau xương, cơ và khớp. Yếu cơ.
Thay đổi tâm trạng, đầu óc kém minh mẫn.
Mệt mỏi, cáu gắt, đau đầu, co giật, ngất xỉu.
Da khô, nứt nẻ, đỏ hoặc phát ban. Màu da có thể thay đổi. Da nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, dễ bị cháy nắng.
Rụng tóc.
Chảy máu đường ruột.
Ăn không ngon miệng, buồn nôn, ói mửa.
Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, có thể đi ngoài ra máu.
Giảm cân là dấu hiệu dư thừa vitamin kéo dài.
Dấu hiệu thừa vitamin sẽ phụ thuộc vào loại vitamin cơ thể đang dư thừa, lượng dư thừa là bao nhiêu. Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên, và đang sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin. Hãy ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức, gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện để khám và xét nghiệm.
Bố sung vitamin đúng cách
Khi nào nên uống các loại vitamin hòa tan trong nước?
Nước sẽ hòa tan các loại vitamin và cơ thể không có khả năng lưu trữ chúng, vì vậy bạn nên uống các loại vitamin hòa tan trong nước vào mỗi ngày. Những loại vitamin này bao gồm C và B: Thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6), biotin (B7), axit folic (B9) và cobalamin (B12). Bạn cũng có thể uống riêng hoặc cùng với thức ăn. Đối với loại vitamin B12, cơ thể sẽ hấp thụ chúng tốt nhất trong các bữa ăn, do đó bạn nên sử dụng chúng kèm theo các loại thức ăn.
Nếu sử dụng vitamin C, nên uống cách khoảng 2 giờ sau khi dùng vitamin B12, vì vitamin C có thể ngăn cơ thể bạn hấp thụ vitamin B12 nếu uống cùng lúc.
Khi nào nên uống vitamin tan trong chất béo?
Các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K cần được tiêu thụ cùng với các chất béo có trong bữa ăn để cơ thể hấp thụ và sử dụng chúng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không cần đến quá nhiều chất béo hoặc bất kỳ chất béo bão hoà nào. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại chất béo lành mạnh khi sử dụng cùng với các loại vitamin này, chẳng hạn như chất béo có trong bơ hoặc các loại hạt.
Nên uống chất bổ sung sắt khi nào?
Cơ thể sẽ hấp thụ sắt tốt nhất khi bụng đói. Bạn có thể uống chất bổ sung sắt với nước, hoặc tốt hơn là nước từ cam quýt, vì vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Nếu uống chất bổ sung sắt lúc đói khiến bạn cảm thấy buồn nôn, bạn có thể lùi lại thời gian uống ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, không nên uống hoặc trộn chung với canxi hay các thực phẩm giàu canxi, vì điều này có thể làm cản trở sự hấp thụ sắt. Đối với đàn ông và phụ nữ sau mãn kinh không nên uống chất bổ sung sắt trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ.
Nên bổ sung khoáng chất khi nào?
Uống một liều lượng lớn các khoáng chất cùng lúc có thể khiến chúng cạnh tranh nhau để được hấp thụ. Do đó, tốt nhất bạn không nên sử dụng các chất bổ sung canxi, magie và kẽm cùng một lúc. Ngoài ra, ba loại khoáng chất này sẽ dễ hấp thụ hơn nếu bạn sử dụng chúng cùng với thức ăn, vì vậy nếu có sự chỉ định của bác sĩ, bạn nên dùng chúng trong các bữa ăn chính hoặc bữa phụ khác nhau.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bổ sung bất kỳ loại khoáng chất riêng lẻ nào cùng lúc với MVM hoặc công thức vitamin chống oxy hoá, chẳng hạn như loại có beta-carotene và lycopene.
Bạn nên uống vitamin A như thế nào cho hiệu quả?
Khi bổ sung thêm vitamin A cho cơ thể, bạn nên theo dõi liều lượng sử dụng chúng. Đối với phụ nữ đang mang thai, liều lượng tiêu thụ vitamin A trên 10.000 IU mỗi ngày có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Ngoài ra, khi tiêu thụ một lượng lớn cả vitamin A và beta-carotene (một chất mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A) có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi nếu bạn là người thường xuyên hút thuốc, và thậm chí có thể xảy ra đối với những người đã từng hút thuốc.