Hậu quả khi cho con bú quá nhiều
Nhận được lượng sữa nhiều hơn nhu cầu thực sự của cơ thể có khả năng khiến con yêu gặp phải một trong các tình trạng như:
Thừa cân và béo phì: Vì trẻ sơ sinh liên tục tiếp nhận sữa, bé cũng đồng thời hấp thụ một lượng lớn calo và dần tích lũy trong cơ thể nhưng lại không được đào thải đúng cách, từ đó tạo nên hiện tượng thừa cân.
Trào ngược dạ dày: Nếu em bé mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản, cho con bú nhiều hơn có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng vì những triệu chứng sẽ khiến con vô cùng khó chịu.
Nôn mửa: Khi quá no, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầy nôn nửa, nôn liên tục trong thời gian dài có thể khiến dạ dày tiêu hóa kém, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.
Dấu hiệu mẹ cho bé bú nhiều hơn cần thiết
Trớ, hay trào ngược
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trớ, trào ngược của trẻ sơ sinh sau khi bú. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của việc bạn đã cho trẻ bú quá nhiều, vì thế việc trớ, phun sữa có thể là do bé bị “quá tải” sau mỗi lần bú.
Thay tã nhiều hơn
Theo các chuyên gia, nếu muốn xác định xem con có bú đủ sữa hay không thì mẹ hãy quan sát số lượng tã bé sử dụng mỗi ngày, con số ước lượng khoảng 8 cái/ngày. Điều này áp dụng cho hầu hết các bé lớn hơn 6 tuần tuổi. Nếu bạn thay tã lên đến 12–14 lần một ngày, có thể đây là dấu hiệu bé bú quá nhiều sữa. Tuy nhiên, vẫn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định tình trạng này là bình thường và sức khỏe con vẫn ổn định.
Trẻ hay quấy khóc
Khi được bú quá no, nhiều hơn lượng sữa mà bé cần có thể gây áp lực lên dạ dày, khiến bé không thoải mái. Do vậy dẫn đến hiện tượng cáu gắt, quấy khóc để thể hiện sự khó chịu. Thêm vào đó, bé có khả năng ọc sữa khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bé ợ hơi nhiều
Nếu bạn thấy bé ợ hơi nhiều hơn bình thường thì rất có thể bé của bạn đang thực sự bị “quá tải”. Việc cho con bú nhiều quá mức cũng sẽ khiến trẻ bị quá tải lactose và dạ dày không đủ enzyme để tiêu hóa hết, từ đó cần phải ợ hay xì hơi nhằm cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngủ không ngon giấc
Việc cho trẻ bú quá nhiều so với mức cần thiết sẽ có thể khiến trẻ không có một giấc ngủ thoải mái và bị gián đoạn nếu luôn phải đi tiểu tiện liên tục. Điều này khiến bé khó ngủ và thậm chí hình thành thói quen gắt ngủ.
Phân quá lỏng
Một phần trong quá trình kiểm tra sức khỏe của con là hành động kiểm tra phân thải. Khi nhận thấy thiên thần nhỏ thường xuyên đi ngoài ra phân rất lỏng, đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang cho con bú nhiều sữa quá mức.
Dấu hiệu bé đã bú no sữa
- Bạn hãy nhìn vào tay con sau khi bé đã bú xong và đi ngủ, nếu bàn tay bé nắm chặt tức là bé vẫn chưa bú đủ, còn khi bàn tay bé thả lỏng thoải mái thì mẹ yên tâm bé đã bú đủ và no bụng.
- Bé ngủ đủ 8 đến 12 tiếng mỗi ngày, tự động ngừng bú khi thấy đủ và thái độ khi bú hợp tác, không quấy nhiễu.
- Khi cho con bú, mẹ không có cảm giác đau đớn và thấy thoải mái.
- Ngực bạn thấy mềm và ít căng hơn sau khi cho con bú.
- Núm vú giữ nguyên dáng sau khi cho bé bú, không bị cong, vẹo hay trắng bệch. Tuy nhiên, nếu núm vú bạn phẳng hay thụt vào thì sau khi cho con bú chúng sẽ lộ ra.
Hãy quan sát tay của trẻ khi đang ngủ, nếu tay bé nắm chặt tức là bé chưa được cho bú đủ và ngược lại.
- Bé trông tỉnh táo khi thức dậy và sẵn sàng được cho ăn.
- Tã của bé nặng, ẩm ướt trong 48 giờ đầu tiên. Khi bé được hơn 5 ngày tuổi và bạn phải thay 5 hoặc 6 cái tã khác.
- Phân của bé tròn nhỏ cỡ đồng xu, màu vàng và cứ sau 24 giờ bé lại đi ngoài ra hai cục phân như vậy.
- Bạn có thể thấy bé nuốt sữa trong khi đang bú và bé ngậm đầu ti đúng cách, không bị lệch.
- Bé thay đổi âm thanh trong khi bú và đôi lúc tạm dừng lại. Bạn nên bắt đầu cho bé ăn lại khi đã sẵn sàng.