Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Thực chất, ho không quá đáng sợ như mọi người vẫn thường lo lắng. Ngược lại, ở một mức độ nhất định, ho là phản xạ có lợi cho cơ thể bởi nó giúp đẩy những vật vướng mắc trong cổ họng ra ngoài. Đồng thời, khi có sự tiếp xúc của virus hay vi khuẩn có hại trong đường thở và cổ họng thì cũng sẽ xảy ra phản ứng ho.
Khi những cơn ho diễn ra liên tục và thường xuyên hơn mức bình thường thì đây có thể dấu hiệu cổ họng và đường hô hấp của bạn đang có nhiều dị vật hoặc những tác nhân nguy hiểm. Tùy từng trường hợp mà cơn ho có thể đi kèm theo dung dịch đờm màu xanh hoặc trắng.
Một vài nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm như:
Thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh. Phế quản và phổi có thể bị tổn thương khi nhiễm virus - vi khuẩn từ môi trường vào phổi. Lúc này, cổ họng sẽ có cảm giác rát và gây ra hiện tượng ho khan, đôi khi xuất hiện cả đờm trắng.
Các bệnh lý về đường hô hấp: hoạt động của các cơ quan trong đường hô hấp có thể bị ảnh hưởng khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể và khiến trẻ sơ sinh bị ho.
Do ăn uống: ăn đồ lạnh hoặc uống nhiều nước lạnh làm cho cổ họng bị sưng, viêm.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho chuẩn nhất
Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị ho
Mẹ cần hạn chế việc để trẻ sơ sinh khóc, bởi khóc nhiều sẽ kích thích các cơn ho khiến trẻ ho nhiều hơn.
Không nên cho bé ra ngoài, tránh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc gió để phòng bệnh trở nặng hơn.
Cần kiêng sử dụng quạt gió, máy điều hòa. Nếu bắt buộc phải dùng thì mẹ cần chú ý không để luồng gió thổi trực tiếp vào người bé, đặc biệt là phần mặt và nên để xoay quạt xuống phía dưới chân. Chỉ nên bật điều hòa ở nhiệt độ từ 28-30 độ C, mặc cho bé áo tay dài và quần dài để giữ ấm.
Khi ngủ vào ban đêm nên choàng cho bé một chiếc khăn sữa mỏng vào cổ để tránh bị nhiễm lạnh. Bôi dầu tràm hay dầu khuynh diệp lên phần thóp, bụng và lòng bàn chân.
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Chế độ dinh dưỡng cho bé: Đối với trẻ còn bú mẹ thì cần tích cực cho bé bú nhiều hơn. Với bé vào giai đoạn ăn dặm mẹ nên bổ sung các loại rau xanh giàu vitamin A, chất sắt từ thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa…Cũng như các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt nhằm tăng cường hệ miễn dịch.
Hầu hết mọi trẻ bị ốm đều rất biếng ăn vì vậy mẹ hãy nấu thành những món có nhiều nước, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh để bé dễ ăn hơn. Đặc biệt, cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, không kiêng khem quá mức.
Một số cách trị ho đờm
Tắc chưng đường phèn
Đây là bài thuốc tương truyền khá lâu đời và được nhiều mẹ tin dùng. Tắc hay còn gọi là quất chưng đường phèn sẽ giúp bé yêu trừ ho, loại bỏ đờm.
Cách thực hiện như sau: 2 trái tắc xanh, bỏ hạt, cắt nhiều miếng nhỏ sau đó cho tắc cùng một ít đường phèn vào chén và hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Để nguội cho bé uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
Chanh đào
Chanh đào là mẹo dân gian mới phổ biến rộng rãi gần đây. Đối với trẻ lớn và người trưởng thành, có rất nhiều cách chữa ho với chanh đào như chanh đào ngâm muối, mật ong, đường phèn. Với trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưng chanh đào với đường phèn.
Cách thực hiện: Chanh đào rửa sạch, cắt thành từng miếng mỏng, sau đó cho đường phèn, chanh đào vào chén và hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.