Thứ 2, 25/11/2024, 05:16 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách giúp bé sơ sinh ngủ ngon không quấy khóc

Cách giúp bé sơ sinh ngủ ngon không quấy khóc
(Tieudung.vn) - Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh trong phát triển hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ. Trong mọi điều kiện, trẻ nhỏ cần được tạo điều kiện để có được giấc ngủ ngon, đủ thời gian và chất lượng giấc ngủ cũng phải được đảm bảo.

Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ sơ sinh

Cách giúp bé sơ sinh ngủ ngon không quấy khóc

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ sơ sinh lớn nhanh hơn, phát triển trí não tốt hơn. Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, một phần vì chưa quen với ánh sáng bên ngoài, một phần vì thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ.

Lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ khi sinh ra đời:

Trẻ sẽ tăng dần về chiều cao trong khi ngủ.

Phát triển trí não.

Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

Giúp trẻ thoải mái hơn về tinh thần.

Có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Những giấc ngủ ngon có thể giúp con bạn trở nên năng động, thích tương tác với mọi thứ xung quanh của trẻ.

Bí quyết giúp bé sơ sinh ngủ ngon, không quấy khóc

Lập thời gian biểu cho trẻ

Dù khó nhưng không phải không làm được. Bạn hãy “uốn” trẻ theo lịch trình cố định mỗi ngày. Tham khảo lịch trình giấc ngủ cho trẻ trong 3-12 tuần đầu tiên: 7 giờ sáng- Thức dậy, ăn, chơi, ngủ; 8 giờ-9:30 – Thức dậy, ăn, chơi; 10:30- Ngủ ngắn; 12:00 – Thức dậy, ăn, chơi, ngủ; 2:30 chiều – Thức dậy, ăn, chơi; 3:30 chiều – Ngủ ngắn; 4:30 chiều – Thức dậy, ăn, chơi; 5:30 chiều- Ngủ ngắn; 6:00 tối – Thức dậy, ăn, chơi; 7:30 – cho trẻ ăn; 9:30 tối – đi ngủ; từ 9:30 tối đến 7 giờ sáng – ngủ và có thể thức dậy ăn đêm khi cần. Nói chung, nếu trẻ càng nạp nhiều calo vào ban ngày thì chúng sẽ cần ít hơn vào ban đêm.

Quấn tã: Là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Từ sơ sinh đến khoảng 4 hoặc 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh rất hay bị giật mình nên dễ thức dậy khi bất ngờ có tiếng động xung quanh. Hãy quấn tã cho trẻ thật chặt, nhưng vẫn đảm bảo để trẻ cảm thấy thoải mái và đang trong một môi trường an toàn. Điều này giúp trẻ không bị giật mình tỉnh giấc, ngủ ngon hơn và lâu hơn.

Ngủ ít vào ban ngày

Ngủ quá nhiều vào ban ngày là lý do khiến trẻ thức vào ban đêm. Vì thế khi thấy trẻ ngủ quá 2 – 2,5 giờ, hãy đánh thức trẻ dậy, cho trẻ ăn, chơi một chút rồi lại ngủ tiếp. Nếu bạn muốn trẻ ngủ dài hơn, hãy tăng thời gian ngủ vào buổi trưa. Duy trì được cách này, đêm trẻ sẽ ngủ ngon hơn.

Bật nhạc nhẹ nhàng giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Không gian ồn ào sẽ làm trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc nhưng cũng đừng cố duy trì không gian tĩnh lặng tuyệt đối. Có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc bật quạt phe phẩy gần trẻ, để trẻ cảm nhận được bố mẹ đang ở ngay gần bên mình.

Không “cuống”: Là mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Cha mẹ thường có xu hướng lao vào ngay khi nghe thấy trẻ khóc. Điều này sẽ vô tình khuyến khích trẻ bắt đầu thói quen ngủ không tốt vì thông thường trẻ có thể thức dậy lạch nhạch một chút và dễ dàng ngủ lại ngay khi không thấy ai “sờ” đến.

Cho trẻ ngủ riêng

Cách quan trọng nhất để khuyến khích trẻ sơ sinh ngủ một giấc dài là luyện cho trẻ ngủ một cách độc lập.

Duy trì thói quen ngủ trưa

Các thói quen là một công cụ tuyệt vời để giúp trẻ sơ sinh ổn định trước khi ngủ vào ban đêm. Đến giờ ngủ trưa, bạn hãy đưa trẻ vào phòng, kéo rèm lại, đặt trẻ vào cũi, bật nhạc hoặc hát ru giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ

Ăn nhiều hơn vào ban ngày

Cách giúp bé sơ sinh ngủ ngon không quấy khóc

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Giống như việc không để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày để hỗ trợ giấc ngủ ban đêm, hay duy trì quy tắc, thức ăn ban ngày nhiều hơn, thức ăn ban đêm ít hơn. Muốn vậy, phải khuyến khích nhiều giấc ngủ ngắn và cho ăn trong ngày sau chu kỳ ăn, thức, ngủ.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.08084 sec| 789.164 kb