Thứ 2, 25/11/2024, 14:15 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bệnh tay chân miệng tăng nhanh ở 8/24 quận, huyện TP Hồ Chí Minh

Bệnh tay chân miệng tăng nhanh ở 8/24 quận, huyện TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cảnh báo, dịch bệnh tay chân miệng đã bắt đầu vào mùa, sẽ lây lan rất nhanh nếu phụ huynh, các trường học không có biện pháp phòng ngừa.

Theo HCDC, từ đầu năm đến giữa tháng 3, toàn thành phố có 2.969 ca tay chân miệng, tăng 180,6% so với cùng kỳ năm 2020 (1.058 ca).

Riêng tuần 12 (từ ngày 15 đến 21/3) có 394 ca, tăng 89,7% so với trung bình 4 tuần trước.

Hiện có 23/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với trung bình 4 tuần trước, đặc biệt trong đó 8/24 quận, huyện có ca bệnh tăng ở mức là quận 2, 5, 6, 10, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Tân Phú và thành phố Thủ Đức.

HCDC cho hay tháng 3 và 4 là thời điểm số ca mắc bệnh tay chân miệng thường tăng cao khi trẻ trở lại trường học sau khi nghỉ Tết.

Để kiểm soát bệnh này, HCDC yêu cầu các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học. Đặc biệt lưu ý việc theo dõi, giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt động điểm danh, ghi nhận những trường hợp nghỉ vì bệnh mỗi ngày.

Bệnh tay chân miệng tăng nhanh ở 8/24 quận, huyện TP Hồ Chí Minh

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng rất nhanh ở TP Hồ Chí Minh. 

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần đề nghị phụ huynh thông báo rõ lý do nếu con em mình nghỉ học. Phụ huynh khi có con mắc bệnh hãy chủ động cho trẻ nghỉ học, thông tin đến nhà trường lý do trẻ nghỉ học.

Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng gia tăng báo động, Sở Y tế và HCDC đã xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng hằng tuần tại các quận huyện có số ca báo động.

Theo Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 3/2021 đến nay, số bệnh nhi mắc tay chân miệng tăng về số lượng lẫn bệnh nhân nặng. Đến nay tại khoa Nhiễm đã tiếp nhận 14 trường hợp, trước đó, trong tháng 2, mỗi tuần có 4 - 5 ca. Hiện, 3 bệnh nhi phải điều trị thở máy, sử dụng thuốc và điều trị tích cực. 

Theo BS CK2 Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, nhận định, dù bệnh tay chân miệng chưa có đột biến so với những năm trước, nhưng số ca bệnh sẽ còn tăng thời gian tới, nhất là ở môi trường học đường.

Thông thường, hàng năm có 2 thời điểm bệnh tay chân miệng bùng phát, là tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12. Đây là những tháng trẻ đi học nên nguy cơ lây lan nhiều hơn, trẻ mắc bệnh cũng nhiều hơn. Bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện, bệnh chưa có vaccine nên các phụ huynh cần phòng tránh bằng cách tăng cường bảo đảm vệ sinh cho trẻ.

“Nếu không điều trị kịp thời và phù hợp, trẻ có thể mắc các di chứng não, di chứng về thần kinh nặng nề”, BS Nam nói.

Bệnh tay chân miệng tăng nhanh ở 8/24 quận, huyện TP Hồ Chí Minh

Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ là một trong những biện pháp quan trọng phòng chống bệnh tay chân miệng.

Theo các bác sĩ, nguy cơ bị nhiễm bệnh có thể giảm đi nếu thực hiện những phương pháp vệ sinh tốt như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Làm sạch và khử trùng các bề mặt bẩn, các bề mặt thường xuyên chạm vào và các đồ dùng chung, bao gồm cả đồ chơi và tay nắm cửa; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Thực hiện an toàn vệ sinh , vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh để hạn chế lây lan cho trẻ khác.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng lưu ý việc bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà như giữ sạch các vết phồng rộp hoặc vảy và tránh chạm vào chúng; cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt; sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài việc chăm sóc tốt cho trẻ khi bị bệnh, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ để phát hiện kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường.

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Sốt cao liên tục khó hạ (không giảm khi uống thuốc hạ sốt), giật mình chới với khi ngủ hoặc thức, run tay chân, đi đứng loạng choạng không vững, nôn ói liên tục, trẻ lừ đừ, li bì hoặc không tiếp xúc, co giật, da xanh tái, thở mệt hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ba mẹ thấy lo lắng… phải đưa trẻ nhập viện ngay.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.07015 sec| 789.141 kb